Lifehack.vn

Làm Thế Nào Để Vứt Đồ Đạc Đi Mà Không Hối Tiếc?

Trung bình một ngôi nhà ở Mỹ có hơn 300,000 đồ vật. Điều đó vẫn đúng mặc dù 1 trên 10 người  dân Mỹ (và số lượng này đang tăng) thuê đồ dùng bên ngoài và mặc dù kích thước ngôi nhà của Mỹ đã gấp 3 lần so với 50 năm trước. Hãy thử tính: thời gian sở hữu nhà Mỹ trung bình là 9 – 10 năm, nghĩa là mỗi năm mọi người đang tích tụ hơn 30,000 đồ đạc để tổng số lên đến trên 300,000.

Vậy tất cả những đồ vật này là gì? Nó có thể là nhiều thứ: tiền xu chúng ta dành dụm, đồ chơi trẻ em cũ, quần áo không vừa hoặc lỗi mốt, đinh vít và ốc vít, đồ dùng văn phòng, hay đồ chúng ta có mối liên hệ tình cảm, như một chương trình hòa nhạc hay máy ghi âm cũ.

Mọi người có xu hướng giữ nhiều đồ đạc bởi họ tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, những thứ này sẽ có ích ở có giá trị đối với họ. Xét ở một mức độ nào đó thì điều này cũng đúng. Những đồ này, đặc biệt là những thứ gắn với kỷ niệm cảm xúc, không phải là rác, nhưng liệu những đồ vật này có giá trị với chủ sở hữu hay không lại là một câu hỏi.

Thật không dễ dàng để bắt đầu vứt bỏ và xử lý tất cả hơn 300,000 đồ vật, hầu hết mọi người vấp phải 3 vấn đề khi cố xác định tính hữu dụng của một đồ vật:

  • Phóng đại hay quá nhấn mạnh nhu cầu của nó trong tương lai.
  • Đánh giá thấp chi phí và không gian mà nó sẽ chiếm.
  • Bỏ qua chi phí lưu trữ.

Nhưng dưới đây là cách giải quyết:

Công thức vứt đồ

Từ viết tắt tốt nhất để bỏ qua quá khứ là sử dụng khuôn RFASR:

  • Recency ( Gần đây) – “Lần cuối cùng tôi sử dụng nó là khi nào?”’
  • Frequency ( Tần suất) – “Bao lâu tôi dùng nó một lần?”
  • Acquisition Cost ( Chi phí mua) – “Khó khăn/tốn kém như thế nào để có được nó?”
  • Storage Cost (Chi phí lưu trữ) – “Nó chiếm bao nhiêu không gian và chi phí bảo trì?”
  • Retrieve Cost (Chi phí phục hồi) – “Những chi phí liên quan đến việc khôi phục hoặc khi nó trở nên lỗi thời?”

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này, rồi đặt vào phương trình sau:

R (Thấp) + F (Thấp) + AC (Thấp) + SC (Cao) + RC (Cao) = Không đáng giữ

Ví dụ, hoàn cảnh vứt đồ điển hình của nhiều gia đình là quần áo thường diễn ra như sau:

  • Gần đây: “Lần cuối tôi mặc cái này là hơn 2 năm trước”
  • Tần suất: “Từ lúc đó, tôi không mặc nó nhiều nữa”
  • Chi phí mua: “Tôi có thể đặt mua những cái giống vậy trực tuyến trong vòng 5 phút.”
  • Chi phí lưu trữ: “Nó và những đồ tương tự chiếm tới ¾ tủ đồ của tôi.”
  • Chi phí phục hồi: “Nó là của 2 năm trước rồi…”

Trong trường hợp này, bạn nên bỏ đi quần áo. Nó sẽ không còn giá trị hay hữu dụng trong tương lai.

Nếu đó là một vật gắn với kỷ niệm (ví dụ một món quà từ người bạn quan tâm) cố ghi nhớ điều này: khi nó là một món quà tặng, nó đã đạt được mục tiêu cơ bản rồi. Hai hay nhiều năm nữa, thứ chiếm diện tích là quần áo. Điều này không hề thay đổi mối liên hệ giữa món quà hay người tặng nó.

Trong khi công thức vứt đồ có thể giúp bạn từ bỏ đồ đạc bạn đã sưu tập và giúp bạn quyết định liệu có nên sưu tầm hay mua đồ, luôn có tình trạng khó xử khi bạn muốn thứ gì đó hơn là bạn cần nó.

Để chiến đấu với điều này, hãy cân nhắc đợi một tuần để mua hàng. Trong tuần này, nghĩ về phương trình và về mức độ tương đối của mong muốn và nhu cầu. Nếu bạn quyết định mua món mới, từ bỏ một món trong nhà đi. Một thứ đến và một thứ đi là một luật lệ tương đối cơ bản ở đây.

Giá trị tiềm ẩn của việc từ bỏ

Giá trị thực sự của công thức vứt đồ lớn hơn việc tiết kiệm tiền bạc và không gian. Nó còn tiết kiệm năng lượng tinh thần của bạn.

Mất một lượng lớn năng lượng tinh thần trong việc sắp xếp và dọn dẹp quần áo cùng đồ đạc cũ, hay thậm chí là tự chuẩn bị để làm việc đó. Ngoài ra còn một lượng lớn năng lượng tinh thần trong việc bỏ qua những gì bạn cần làm, đó là một chiến thuật phổ biến của những đống lộn xộn. Hãy nghĩ về điều này: nếu tôi đưa bạn một mẩu giấy trắng với một dấu chấm to đen và nói “Đừng nghĩ về dấu chấm đó,” bạn sẽ phải thật cố gắng không nghĩ về cái dấu. Phải dùng rất nhiều năng lượng để cố không nghĩ về nó.

Cũng như việc dọn dẹp ngôi nhà bạn. Bạn đều biết rằng mớ lộn xộn đó ở đấy. Ban biết bạn cần xử lý nó. Nhưng bạn cố tìm cách bỏ qua hay trì hoãn nó, và điều đó thực sự làm giảm sự chú ý và ưu tiên của bạn khỏi nơi nó nên ở.

Cách tốt nhất để tập trung lại vào điều gì quan trọng với bạn và làm giảm sự xao nhãng là bằng cách lặp đi lặp lại công thức này, bạn sẽ có một ngôi nhà với đầy những gì bạn thích và có giá trị với bạn. Đó là một chiến thắng lớn trong trò chơi vứt đồ.

Hồng Xô ( Theo lifehack.org)

Exit mobile version