Lifehack.vn

4 điều sếp của bạn không muốn nghe và cách giải quyết

Mặc dù chúng ta đang thấy sự hồi phục ấn tượng của cuộc đại suy thoái, rất nhiều công ty vẫn đang đứng ở bờ vực, khi nói đến lợi nhuận thấp và những điểm mấu chốt đau đầu. Đối với những người muốn giữ việc và được thăng tiến cao hơn, giao tiếp một cách cẩn trọng với cấp trên rất quan trọng. Các doanh nghiệp luôn luôn cố gắng thu hút những người tài năng nhất, nhưng sau cùng thì tất cả là ở bạn để khiến điều đó xảy ra. Dưới đây là bốn điều mà sếp của bạn chắc chắn không muốn nghe từ bạn, và những gì bạn nên nói thay vào đó.

Tôi không có đủ thời gian

Kể từ khi cuộc suy thoái bắt đầu, các công ty đã giảm quy mô, kết hợp, và giao ngày càng nhiều việc hơn cho nhân viên. Chẳng có ai trong chúng ta là có đủ thời gian cả, và tất nhiên là bao gồm cả sếp của bạn.

Thay vì tỏ ra cáu kỉnh và khó chịu, hãy thử nói:

“Tôi rất vui lòng làm việc đó. Chúng ta có thể ngồi xuống và bàn tới việc ưu tiên nó hơn những công việc khác tôi đang làm không?”

Chìa khóa ở đây là bạn không muốn chỉ đồng ý, nhất là nếu bạn đã bận sẵn rồi. Cuối cùng bạn sẽ bị choáng ngợp và quá tải, và điều đó chẳng vui vẻ hay công bằng gì cả. Nhưng đồng thời, bạn cần phải tỏ ra sẵn lòng. Bằng cách ngụ ý với sếp của bạn rằng có những công việc khác nữa mà sẽ chẳng hoàn thành hiệu quả được nếu bạn nhận thêm việc này, họ nên nhận ra ngụ ý ấy để đảm bảo họ đang bảo bạn làm một công việc rất quan trọng. Đôi khi, bước thêm vài bước nữa rất có giá trị trong dài hạn đấy.

Tất cả là lỗi lại người khác

Câu này nghe cũng khó chịu chẳng khác gì một câu đại loại như: không phải tại tôi. Đổ tội cho ai đó không phải cách một người trưởng thành xử lý một tình huống. Kể cả nếu đó không phải lỗi của bạn, chỉ vào người khác khiến bạn như một đứa trẻ hư đốn để con chó ăn bài tập về nhà của bạn vậy. Nếu vấn đề đúng là do lỗi của bạn, chỉ cần xin lỗi thôi, nói với sếp của bạn những gì bạn sẽ làm để đảm bảo rằng điều đó không xảy ra nữa và sau đó đảm bảo rằng nó không xảy ra nữa.

Nếu thực sự lỗi là tại ai đó, hãy thử nói:

“Tôi hiểu anh đang phiền lòng điều gì. Tôi công nhận là tình huống này không xảy ra theo đúng con đường tích cực cho công ty. Tôi rất vui lòng ngồi xuống với cả anh và người có lỗi để hiểu hơn lỗi này và làm cách nào để xử lý tốt hơn ở lần sau.”

Tôi không làm thế được

Có 2 ý nghĩa cho câu “Tôi không thể”. Ý nghĩa đầu tiên là bạn thực sự không thể, thì có nhiều cách nói tích cực để biến đổi câu này đi. Ý nghĩa thứ 2 là bạn sẽ không làm, thì bạn nên nói rõ lý do phản đối của bạn ngay từ đầu. Nếu bạn thực sự không thể – ví dụ như khi sếp của bạn bảo bạn vẽ 2 đường màu đỏ bằng mực xanh chẳng hạn – bạn có thể thử nói “Tôi xin lỗi nhưng tôi không hiểu lắm. Anh đang bảo tôi là…” Và trình bày lại yêu cầu của họ. Việc này thường sẽ xóa bỏ sự nhầm lẫn và có được sự tôn trọng từ họ, và nếu không thì, đây là khởi đầu cho một cuộc hội thoại để làm rõ mọi thứ.

Nếu ý của bạn là bạn không làm, hãy thử nói:

“Có rất nhiều tiềm năng ở đây, nhưng tôi thấy có một vài thử thách nhỏ. Tuyên bố sứ mệnh của chúng ta là ưu tiên sự hài lòng của khách hàng bằng mọi cách, vậy nên có vẻ như tăng giá trong khi giảm chất lượng dịch vụ hơi mâu thuẫn với điều đó thì phải?”

Tôi say quá

Hay “Vợ tôi giận kinh quá”, hay “Cô Jane ở phòng kế toán xấu tính thật đấy”, hay những chi tiết thân mật trong buổi hẹn tối thứ sáu của bạn. Sếp của bạn không phải bạn thân của bạn, hoặc nếu đúng vậy, nói những điều trên khi không đi làm, không phải ở văn phòng.

Bạn phải cẩn thận mỗi khi chia sẻ một thông tin cá nhân nào đó trong phạm vi văn phòng. Trong khi mọi sự phân biệt đối xử đều được gọi là trái phép, chứng minh sự phân biệt đối xử còn khó hơn là chỉ nói ra, và rất nhiều nhân viên chọn cách chia cách nghiêm ngặt với cuộc sống cá nhân của họ, để phòng trước.

 Hiểu được sếp của bạn; một số nhà quản lý hiểu và bao quát được rằng nhân viên của họ có cuộc sống bên ngoài công ty, và thật sự có ý khi hỏi thăm tình hình của bạn. Những người khác thì chỉ khảo sát nhân viên của mình để có phản hồi, và ít cởi mở với những cuộc đối thoại như thế này hơn.

Nếu bạn say thật – vậy thì, có thể bạn sẽ muốn nhậu ít hơn vào những ngày đi làm đó. Nếu sếp bạn hỏi bạn có ổn không bởi vì thật sự là bạn không khỏe, hãy thử:

“Tôi xin lỗi, thật sự bây giờ tôi không thể làm tốt công việc được. Tôi sẽ uống một cốc café và tập trung làm (bất kỳ dự án nào mà bạn đang đảm nhận).”

Chìa khóa ở đây là cho sếp của bạn thấy mặc dù bạn đang đi làm và cảm thấy không khỏe, bạn vẫn tập trung vào công việc và cố gắng hết sức mình.

Theo Lifehack.org

Exit mobile version