Lifehack.vn

5 điểm khác nhau giữa tình yêu và sự quyến luyến

Bạn có phải lòng “người ấy” của mình hay có cảm giác quyến luyến đối với với họ không? Tình yêu rất phức tạp, nhưng bài viết này giải thích một số điểm khác nhau giữa sự quyến luyến và tình yêu thực sự. Tôi hi vọng rằng lời giải thích này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng mối quan hệ hiện tại hay tạo nền tảng cho một tình yêu chân thật ở tương lai.

1.Tình yêu nghĩa là vị tha, còn sự quyến luyến là ích kỷ

Khi bạn yêu, bạn tập trung vào việc làm cho người khác hạnh phúc. Bạn luôn phải bảo đảm rằng người ấy của mình cảm thấy họ đang được yêu thương và thỏa mãn. Bạn không phải giành điểm số, không tranh cãi về việc ai giúp đỡ nhiều hơn, hoặc cãi vả để xem ai là người phải rửa mớ chén dĩa. Bạn không hăm dọa người ấy của mình, không thao túng họ, không cố gắng chiếm ưu thế trong mối quan hệ.

Khi bạn chỉ đơn thuần quyến luyến một người, bạn chỉ để tâm đến cách họ làm bạn vui vẻ, hạnh phúc. Bạn trở nên phụ thuộc vào người ấy của mình, thậm chí là bạn sẽ kiểm soát người đó để bản thân không bị bỏ rơi. Thay vì phải đương đầu với những hậu quả của mình thì bạn lại sử dụng người ấy của mình để nâng cao lòng tự trọng của bạn thân và lấp đầy khoảng trống trong bạn. Bạn tin rằng người đó có trách nhiệm với hạnh phúc của bạn, bạn trở nên chán nản và cáu gắt mối khi họ làm bạn phiền lòng.

2.Tình yêu là tự do, quyến luyến thì trong tầm kiểm soát

Khi yêu nhau, bạn được là chính mình. Người ấy sẽ giúp bạn biết được

bạn thực sự là ai và bạn sẽ không ngần ngại biểu lộ điểm yếu của mình. Việc tin cậy lẫn nhau phát triển và trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển cá nhân của cả hai bạn. Tình yêu thì không bao giờ là sự kiểm soát. Trong thực tế, tình yêu vượt tầm kiểm soát. Khả năng mà đối tượng của bạn chấp nhận bạn là ai và động viên bạn theo đuổi ước mơ của mình làm cho bạn buông bỏ việc kiểm soát cuộc sống của họ.

Mặc khác, sự quyến luyến lại có xu hướng kiểm soát hành vi ứng xử. Bạn có thể ngăn cản đối tượng của mình trong việc dành thời gian cho bạn bè, chơi những trò chơi trí tuệ, hoặc là không quan tâm đến việc làm hài lòng họ. Bạn thậm chí là ép họ ở cạnh mình bất kể cảm xúc của bạn lúc đó là gì.

3.Tình yêu là cùng nhau phát triển, quyến luyến thì gây vướng víu nhau

Khi yêu, bạn và người yêu của mình sẽ cùng nhau phát triển. Khi cả hai cùng làm việc để phát triển bản thân thì sẽ tốt hơn là thực hiện việc đó một mình. Tóm lại, người yêu của bạn là chất xúc tác cho sự phát triển của bạn và ngược lại.

Đối với sự quyến luyến, việc ham muốn kiểm soát và không có khả năng giải quyết vấn đề sẽ làm hạn chế sự phát triển của bạn cũng như là đối tượng của mình. Những vấn đề của bạn chưa được giải quyết gây nên sự phụ thuộc không cần thiết vào những việc thiết yếu khác. Chẳng có gì ngạc nhiên khi điều này làm cản trở sự phát triển của cả hai và gây khó khăn trong việc yêu thương một cách lành mạnh.

4.Tình yêu thì vĩnh cửu, còn sự quyến luyến chỉ là cảm giác thoáng qua

Tình yêu tồn tại theo thời gian. Có thể bạn và người yêu sẽ chia tay, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu thực sự yêu, thì người đó vẫn giữ một vị trí trong tim bạn và bạn sẽ tiếp tục chúc phúc cho họ trong phần đời còn lại.

Mặt khác, nếu giữa hai bạn chỉ đơn thuần là sự gắn bó với nhau, rất có khả năng bạn sẽ giữ nỗi oán hận sau khi chia tay. Bạn thậm chí có thể cảm thấy mình bị phản bội. Những cảm xúc này xuất phát từ giả thiết người ấy phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc của bạn, nhưng đối với bạn, điều đó lại không được đáp ứng.

5.Tình yêu làm thuyên giảm cái tôi, sự quyến luyến khiến cái tôi tăng lên

Khi yêu, bạn ít xem mình là trung tâm. Mối quan hệ hiện làm giảm đi cái tôi của bạn, giúp bạn phát triển, bạn bớt ích kỷ và yêu thương nhiều hơn. Mối quan hệ mà bạn đang có sẽ là nguồn năng lượng khiến cả hai thay đổi tích cực. Quan trọng hơn hết, cả hai sẽ can đảm chia sẻ những yếu điểm, bộc lộ những tổn thương và nói chuyện với nhau bằng con tim.

Ngoài ra, mối quan hệ dựa trên sự quyến luyến lại thường bị chi phối bởi bản ngã. Đây là lí do tại sao nhiều người liên tục rới vào những mối quan hệ chẳng thỏa lòng, các mối quan hệ đó liên quan với nhau và cứ lặp đi lặp lại. Bạn cảm thấy khó khăn để nhìn nhận vên trong và giải quyết vần đề. Điều này tạo ra sự lệ thuộc vào mối quan hệ của bạn, tạo nên cảm giác bạn không thấy hạnh phúc với đối tượng của mình. Bạn dựa vào những điều thiết yếu khác để giải quyết vấn đề, hoặc ít nhất là điều đó có thể giúp bạn quên họ.

Hiện tại, nếu như bạn không yêu, tôi thực sự hi vọng bạn có thể tìm thấy một người bạn đời và xây dựng một mối quan hệ tuyệt vời với người đó. Cho đến lúc ấy, tại sao lại không làm việc để mình được tốt hơn yêu thương bản thân mình nhiều hơn? Giống như câu nói “Những gì bạn muốn sẽ tìm đến bạn”. Nếu vậy thì, thực sự là một việc sáng suốt khi bạn trở thành một người mà bạn muốn thu hút.

Ngọc Trâm (Theo Lifehack.org)

Exit mobile version