Lifehack.vn

Theo đuổi đam mê là một điều nguy hiểm, tại sao như vậy?

Có bao giờ bạn tự hỏi chính mình rằng vì sao bạn vẫn không tiến triển trong công việc và trong sự nghiệp của bạn cho dù bạn có làm gì đi nữa và bạn là người làm việc với năng suất cao. Có khi nào bạn nghĩ rằng bạn chưa đủ giỏi không? Chưa đủ giỏi ở mức độ mà người ta nhận xét là “giỏi đến mức không ai dám phớt lờ bạn

Trong quá trình học tập và làm việc, tôi nhận thấy tôi có vấn đề về năng suất làm việc. Tôi không biết cách học hiệu quả, tôi không thể tập trung, và khả năng đọc của tôi cũng không hiệu quả. Tôi đã đi tìm cách để cải thiện vấn đề đó bằng cách lùng sục các trang web như lifehack, lifehacker, 43 folders và Study Hacks. Rồi cuối cùng tôi chọn Study Hacks vì nó đã cho tôi rất nhiều lời khuyên hữu ích để tôi làm việc có hiệu quả và năng suất cao. Chủ nhân của trang web này tên là Newport, anh cũng là tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng. Tôi sẽ tiết lộ với các bạn tên của quyển sách này ở cuối bài viết nhé.

Thông điệp quyển sách đưa ra là: hãy giỏi đến mức mà người ta không dám phớt lờ bạn. Điều cơ bản mà Newport đề cập trong quyển sách đó là kỹ năng phải đi trước đam mê. Lời khuyên rằng “bạn nên theo đuổi đam mê và bạn sẽ có tất cả” không phải là một lời khuyên tốt. Cách tiếp cận của Newport hoàn toàn mới. Thay vì đi tìm kiếm một công việc mơ ước, một công việc mà bạn hoàn toàn đam mê thì bạn nên đi xây dựng những năng cho chính bạn. Chính những kỹ năng vững chắc đó sẽ là “vốn sự nghiệp” của bạn, từ đó bạn có thể tạo ra những công việc mơ ước cho chính bạn. Bạn đang sống trong thế chủ động để xây dựng sự nghiệp của bạn.

Đừng đi theo đam mê của bạn, vì nó nguy hiểm đó

Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta thường được dạy dỗ để làm những điều sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Và chúng ta nên làm những việc thể hiện đúng bản chất con người của chúng ta. Tuy nhiên Newprort đã chứng minh rằng quan điểm đó thật sự sai lầm và nó lại có hại cho chúng ta nữa. Thay vì chạy theo giấc mơ của chúng ta, theo đuổi niềm đam mê mà chúng ta đang tưởng tượng trong đầu thì chúng ta hãy hành động đi. Hãy làm thật tốt một lĩnh vực nào đó bằng những kỹ năng tuyệt vời của chúng ta và cho mọi người thấy bạn giỏi tới mức nào.

Tư duy đam mê và tư duy nghệ nhân

Đây là một trong những ý tưởng tuyệt vời của quyển sách, tôi đã thực hành ý tưởng này hàng ngày cho cuộc sống của tôi. Newport đã gợi ý rằng, để tạo ra được một sự nghiệp tốt, chúng ta nên áp dụng tư duy nghệ nhân hơn là thực hành tư duy đam mê.

Tư duy nghệ nhân cho chúng ta thấy sự rõ ràng. Đó là khi chúng ta thấy được những công việc cần làm và những kỹ năng để hoàn thành công việc đó. Khi có được sự rõ ràng này thì chúng ta dễ dàng biết được chúng ta cần làm gì.

Tư duy đam mê thể hiện sự không rõ ràng và buộc chúng ta phải tìm hiểu về chính chúng ta một cách sâu sắc hơn. Khi đó chúng ta thường đặt những câu hỏi như là “tôi là ai?”, “tôi làm gì để trở thành một người tốt hơn?”. Chính vì sự không rõ ràng này sẽ làm cho hầu hết chúng ta bị rối. Vì thế chúng ta nên ngừng theo đuổi những thứ mơ hồ trong bối cảnh hiện tại của chúng ta. Điều chúng ta cần làm là phát triển những kỹ năng cần thiết cho công việc của chúng ta.

Newport đã đúc kết một cách rất dễ hiểu cho hai tư duy này như sau: “Tư duy nghệ nhân là tư duy tập trung vào những điều bạn có thể mang lại cho thế giới này. Còn tư duy đam mê thì chỉ tập trung vào những gì mà thế giới mang lại cho bạn.”

Vì vậy chúng ta cần áp dụng lối tư duy nghệ nhân để chúng ta có thể phát triển “vốn sự nghiệp”, đó là vũ khí lợi hại để chúng ta tạo ra được công việc mà chúng ta yêu thích.

 “Cái bẫy tự chủ”

Sau khi chúng ta có được vốn sự nghiệp như đề cập ở trên thì chúng ta thường có xu hướng tìm sự tự chủ trong công việc của chúng ta. Có thể bạn đạt được sự tự chủ bằng cách mở một doanh nghiệp riêng cho bạn. Hoặc là bạn đi làm công và đạt được sự tự chủ trong công việc của bạn, tuy nhiên sự tự chủ này là không bền vững vì nó phụ thuộc vào người chủ của bạn.

Do đó giờ đây sẽ xuất hiện vấn đề gọi là “cái bẫy tự chủ”. Để cân bằng vấn đề này, Newport khuyên chúng ta nên xem xét việc khởi nghiệp của chúng ta, xem xét lại tiềm lực tài chính của chúng ta. Khi đó chúng ta sẽ có được quyết định chính xác nhất.

Kết luận

Đây là một ý tưởng khá mới mẽ mà chúng ta cần suy nghĩ trước khi quyết định có đi theo đam mê của mình hay không. Nhưng hơn thế nữa, Newport khuyến khích chúng ta chủ động tạo ra vốn sự nghiệp cho chính mình, để từ đó bạn có được sự tự chủ và sống cuộc đời như bạn mong ước. Công việc trong mơ là do chính chúng ta tạo ra chứ không phải chúng ta có được thông qua việc mơ ước và hy vọng.

Vâng, như đã hứa ở phần đầu bài viết, giờ tôi tiết lộ tựa đề quyển sách này nhé, nó có tên là “Kỹ năng đi trước đam mê” của tác giả Cal Newport. Hãy nhớ điều này, kỹ năng đi trước và đam mê sẽ đến sau bạn nhé!

Theo lifehack.org

Exit mobile version