Lifehack.vn

Đừng nghĩ ra ngoài chiếc hộp, đây là lúc cần đi sâu vào vấn đề

Mỗi khi nghe ai đó nói “hãy nghĩ ra ngoài chiếc hộp”, tôi bắt đầu tự hỏi tại sao lại có một chiếc hộp ở đó ngay từ đầu. Theo cá nhân tôi, tôi không nghĩ bên trong chiếc hộp, tôi cũng không nghĩ bên ngoài chiếc hộp, thậm chí tôi còn không biết chiếc hộp đó ở đâu nữa.

Chúng ta tự ràng buộc mình khi chúng ta tự đóng gói bản thân vào trong chiếc hộp. Khi làm như vậy, chúng ta thất bại trong việc tìm kiếm giải pháp vượt ra ngoài hiện trạng. Nếu bạn đã lỡ tự đóng hộp bản thân… hãy đơn giản là bỏ cái hộp đó đi. Đối với tôi, phương pháp Lean Six Sigma ( 6 Sigma) có thể giúp gỡ bỏ chiếc hộp.

Thử nghĩ về việc xem phim có độ nét cao (HD), bạn có thể nhớ lại thời kỳ trước khi có truyền hình độ nét cao thì hình ảnh trông như thế nào không? Tương tự như vậy, khi nhìn thế giới xung quanh thông qua lăng kính của Lean Six Sigma đai đen hoặc Sư phụ đai đen, bạn có thể có được hình ảnh rõ ràng cùng với độ phân giải cao của một vấn đề.

Lean Six Sigma là một kỹ năng không chỉ cải thiện khả năng nhận thức, mà còn cải thiện cả khả năng kiếm tiền của chúng ta nữa. Một vài doanh nghiệp thành công nhất thế giới đã ứng dụng nó. Hệ thống kỹ năng này sẽ không những chuyển đổi cách thức bạn suy nghĩ, mà nó còn khiến bạn trở nên cực kỳ nổi bật trong tổ chức khi tìm kiếm các nhân tố đổi mới và người giải quyết vấn đề.

Lean Six Sigma là gì? 

Lean Six Sigma là một cách tiếp cận phi truyền thống để giải quyết vấn đề buộc bạn phải nghĩ ở ngoài chiếc hộp thực sự. Vài người thành công nhất trên thế giới đã sử dụng nó, Jack Welch dùng nó để chuyển đổi General Electric và các công ty lớn khác như Toyota và Amazon sử dụng cách tiếp cận này mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tổ chức của họ.

Lean Six Sigma là một phương pháp tùy biến tập trung và dùng dữ liệu hướng đến giả quyết vấn đề với mục tiêu chất lượng, chi phí và tốc độ. Nó sử dụng phương pháp luận giải quyết vấn đề DMAIC, cho phép bạn:

–       Xác định vấn đề

–       Đo lường đường ranh giới

–       Phân tích quá trình và tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

–       Cải thiện qui trình và áp dụng các giải pháp tốt nhất

–       Kiểm soát qui trình và duy trì lợi ích

Lean Six Sigma không thể cho phép chúng ta khả năng giải quyết một vấn đề, mà còn chỉ cho chúng ta biết vấn đề là gì. Một vấn đề thường là một khoảng trống giữa cái thực tế chúng ta nhìn thấy và cái thực tế đúng của sự việc. Nó là một khuôn khổ để hiểu kiểu mẫu của chúng ta và các mô hình ý chí của chúng ta trong thế giới chúng ta đang sống. Bây giờ bạn đã có hiểu biết cơ bản nó là gì và tại sao bạn nên học nó, hãy xem tiếp 4 công cụ và kỹ thuật hàng đầu của tôi trong Lean Six Sigma.

Học cách xem xét bằng cách lập bản đồ quy trình của bạn

Điều đầu tiên chúng ta phải hiểu đó là chúng ta cần xem xét qui trình và  hãy dừng việc làm việc một cách mù quáng. Bạn có thể học cách xem xét bằng cách lập bản đồ qui trình.

Thông qua việc lập bản đồ qui trình từ điểm này đến điểm kia, chúng ta dễ dàng tìm thấy điểm vô ích. Hơn nữa, bằng cách lập bản đồ một qui trình chúng ta bắt đầu xem xét một bức tranh chính xác với độ phân giải cao hơn.

5 -Tại sao

Bạn đã sẵn sàng cho một kỹ thuật mà bạn đã từng làm chủ nó ở tuổi lên năm, nhưng rồi lại quên cách sử dụng? Đơn giản chỉ cần (và quấy rầy người khác!) hỏi “Tại sao?” lặp đi lặp lại.

Kỹ thuật 5-Tại sao là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ và có giá trị cho phép chúng ta gỡ bỏ dần các lớp triệu chứng bên ngoài để đi đến cốt lõi của vấn đề.

Loại bỏ rác

Trong một qui trình, rác là bất cứ điều gì mà khách hàng định nghĩa nó như vậy là rác. Khi khách hàng xác định giá trị của họ, chúng ta phải ưu tiên các hoạt động có giá trị gia tăng của mình.

Đầu tiên, ngay lập tức loại bỏ tất cả các hoạt động không có giá trị gia tăng không phục vụ mục đích. Thứ hai, hãy xem xét giảm số lượng hoạt động được yêu cầu nhưng chúng không có giá trị gia tăng. Đây là những thứ không mang thêm giá trị, nhưng được yêu cầu phải làm theo luật hoặc hướng dẫn pháp lý.

Một cách đơn giản để làm điều này là hỏi, “Tại sao chúng ta làm điều này?” Và “Chúng ta có vẫn phải làm điều này không?” Thứ ba, tối ưu hóa các hoạt động giá trị gia tăng,  những thứ thực sự đang hoạt động.

Nguyên lý Pareto

Sử dụng luật 80/20 (dựa trên Nguyên lý Pareto), chúng ta có thể xác định 20% hoạt động sẽ gây ra 80% vấn đề. Hoặc xem xét nó từ một góc nhìn khác, chúng ta có thể xác định 20% hoạt động mang lại 80% lợi nhuận. Được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, Nguyên lý Pareto sử dụng biểu đồ Pareto, đơn giản là một công cụ trực quan để xác định các khu vực “hạn chế” hoặc “cơ hội”.

 Nhìn Vấn đề xa hơn

Cuối cùng, tôi gợi ý sử dụng Blooms Taxonomy of Learning để xác định xem bạn có thực sự xem xét vấn đề với độ nét cao hay không. Đây là một công cụ tốt giúp đảm bảo bạn đang sử dụng các kỹ năng siêu nhận thức của mình chứ không chỉ đơn giản là nhai lại thông tin.

Dưới đây là một số câu bạn có thể tự vấn bản thân:

  • Bạn có thể định nghĩa hoặc mô tả vấn đề?
  • Bạn có hiểu ý nghĩa của vấn đề không?
  • Bạn có thể áp dụng thông tin bạn đang có?
  • Bạn có thể chia vấn đề thành nhiều vấn đề nhỏ hơn và phân tích chúng?
  • Bạn có thể tái sắp xếp hoặc ứng dụng ý tưởng vào một hoàn cảnh mới hoàn toàn?
  • Bạn có thể đánh giá và nhận định thông tin dựa trên bằng chứng?
  • Bạn có thể giải quyết vấn đề, tạo ra một thứ mới mẻ, và mô tả quá trình suy nghĩ của bạn cho một người không hiểu gì về vấn đề đó không?

Tôi hy vọng những kỹ thuật này có thể giúp bạn bắt đầu xem xét một vấn đề rõ nét hơn và loại bỏ chiếc hộp đã ngăn trở bạn phát kiến ra những giải pháp sáng tạo.

THẢO CHI (Theo lifehack.org)

Exit mobile version