Lifehack.vn

Có phải những người phi thường thì bận rộn còn người tầm thường lại thảnh thơi?

Chúng ta thường cho rằng những người thành công và giàu có thì sẽ hưởng thụ một cuộc sống an nhàn với những chuyến nghĩ dưỡng xa xỉ dài ngày và thưởng thức nhiều sơn hào hải vị tại các nhà hàng sang trọng. Và có những sở thích thời thượng là điều không ngoại lệ. Với gia tài và sự thành công đó nghĩa là họ tự do làm những gì mình muốn và không cần phải căng óc làm việc suốt ngày như người khác.

Tuy nhiên thì gần đây những ý nghĩ đó đã bị đảo chiều thành người thành công giàu có thì luôn luôn bận tối mắt tắt mũi và làm việc quá mức. Mà thật vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy một số người bắt đầu cho rằng cuồng công việc chính là biểu tượng của sự giàu có. Rãnh rồi quá mức không còn là khái niệm cho người giàu mà là của người lười biếng.

Nhưng tại sao lại như thế nhỉ?

Nhận thức về sự bận rộn

Nơi nào đó giữa thế kỷ 20, ngày càng nhiều người bắt đầu ưu tiên công việc hơn bất cứ thứ gì trên đời. Sự ưu tiên này chính là họ không còn làm việc kiểu 9-5 truyền thống nữa (tức là từ 9h-5h). Họ cho rằng càng làm nhiều thì càng kiếm được nhiều, và càng kiếm nhiều tiền thì họ sẽ trở thành một người thành công.

Những kỳ lạ thay, như nghiên cứu ở trên đã nêu ra thì người ta muốn như là một người kiếm tiền giỏi khi làm việc chăm chỉ ngay cả khi không phải như vậy. Cũng giống như là người ta mua một món hàng nhái mà lại muốn được xem đó là thật. Như vậy thì nếu bạn không bận thì không có nghĩa bạn đủ khả năng để xoay xở mà là bạn chẳng có gì để làm cả.

Hậu quả của quan điểm này chính là mọi người cho rằng họ làm việc suốt nhiều giờ chỉ vì một lý do là không cần mất quá nhiều sức để làm việc đó.

Sự thật là làm việc mệt nhọc không đồng nghĩa với thành công. Trên thực tế thì làm nhiều việc một lúc hay trong nhiều giờ thì không tương quan lắm với sự thành công là mấy. Tóm lại, hãy hỏi một bà mẹ đợn thân với 2 đứa trẻ và 3 công việc xem họ có thấy là mình giàu hay thành công không nhé.

Suy cho cùng thì làm tốt một công việc sẽ có ích hơn nhiều so với làm nhiều việc một lúc. Làm việc đa nhiệm không khiến bạn thông minh hay thành công hơn mà chỉ đem lại hậu quả trái ngược, nó khiến bạn ngu ngốc hơn. Nó sẽ làm suy giảm IQ của bạn tận 10 điểm đấy nhé.

Bạn có phải là một người bận rộn không?

Bận rộn mà chỉ để chứng tỏ là bận rộn thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả.

Khi bạn bận rộn thì đầu óc của bạn đang bị choáng ngợp bởi quá nhiều luồng thông tin vì thế con người sẽ không làm việc tốt khi cùng lúc xử lý quá nhiều công việc.

Một nhạc sĩ chuyên nghiệp luôn dành thời gian để luyện tập cho nên kĩ năng và kiến thức của họ luôn được trau dồi. Họ vắt óc ra làm việc nhưng điều đó lại đem lại sự hài lòng. Tuy nhiên, “những người lao động có tri thức” chẳng hạn như làm ở lĩnh vực công nghệ hoặc kinh doanh thì họ lại thiếu mất điều này và thay vào đó là lặp đi lặp lại một công việc mà chẳng có sự kiểm tra lại công việc mình làm. Vì vậy họ cố gắng làm càng nhiều càng tốt mà không vì lí do gì khiến cho công việc đó trở nên hời hợt.

Cải thiện đời sống làm việc của bạn

Hầu hết khi mọi người làm việc thì thường không cần quá động não cho công việc đó. Và nếu bạn làm việc mà cần sử dụng chất xám nhiều thì sẽ có được 3 lợi ích sau thay vì cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức nhé:

  • Chúng ta sẽ thấy rõ sự cải thiện liên tục về chất lượng lẫn số lượng.
  • Có sự gia tăng đáng kể về số lượng của một sản phẩm chất lượng.
  • Sự hài lòng tuyệt đối về công việc mà bạn đang làm

Mong muốn làm một công việc nhàn hạ và không bổ ích chính là thiếu đi sự hài lòng về chính nó. Vậy thì làm thế nào để tìm thấy sự hài lòng đó?

Chìa khóa cho điều này chính là hãy tìm ra lẽ sống của chính mình. Đừng lo lắng quá nếu bạn chưa biết nó vào lúc này bời vì chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá qua Lifehack nhé.

1.Ưu tiên hóa

Thời gian không phải là vô hạn, một đi không trở lại thì tại sao bạn lại phí phạm nó vào những thứ mà mình không quan tâm. Vì thế hay tìm kiếm niềm đam mê của chính mình và tập trung làm việc.

Tôi biết rằng rất nhiều người làm một công việc mà họ chẳng hề ưa thích. Tuy nhiên, có thể nói rằng làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì bạn vẫn còn rất nhiều thời gian để thực hiện đam mê. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn không dành quá nhiều thời gian để làm việc đa nhiệm hay những việc vô ích khác. Bạn sẽ nhận ra rằng dành thời gian làm việc mình muốn sẽ tốt hơn nhiều so với những việc vô bổ kia.

Cách hiệu quả nhất để tận dụng thời gian chính là sắp xếp và lên kế hoạch thật cụ thể. Nhờ thế bạn mới không để giây phút nào lãng phí được cả. Để biết thêm làm sao tận dụng và sắp xếp thời gian thì đừng bỏ qua bài viết này, sẽ có rất nhiều lời khuyên bổ ích cho bạn đấy.

2.Đơn giản hóa

Trong việc lập kế hoạch, bạn có thể thấy rằng có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành, nhưng cuối cùng không liên quan đến mục tiêu cuối cùng của bạn. Trong lúc đối phó với những điều này, trước tiên hãy cân nhắc xem những kỹ năng cần thiết nào của bạn phù hợp nhất rồi giải quyết những vấn đề đó. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn làm việc mình thích trước rồi sau đó nhờ sự giúp đỡ từ những người kinh nghiệm hơn cho những công việc còn lại. Đừng bao giờ ngại học hỏi.

Nếu bạn buộc phải hoàn thành những công việc mà chiếm nhiều thời gian nhưng lại bỏ bê nó thì công việc sẽ mãi không hoàn thành mà thời gian vẫn cứ trôi đi vô ích.

3.Biết từ bỏ

Bước thứ 3 này có lẽ là quan trọng nhất. Khi nhìn vào đống công việc mà bạn phải hoàn thành trong một ngày thì hãy tự hỏi mình “Nó có quan trọng không?” và “Điều gì sẽ xảy ra khi mình không làm nó?” cho từng nhiệm vụ. Nếu bạn nghĩ chúng không hề cần thiết và không ảnh hưởng gì nếu bạn không làm nó thì hãy tự tin gạt bỏ chúng. Vì thế bạn có thể dành chút thời gian quý báu của mình để làm việc mà bản thân mong muốn.

Nếu bạn thực hiện theo những trình tự trên thì ngay lập tức nhận ra bản thân thấy thoải mái hơn kể cả công việc hay cuộc sống. Hơn thế nữa, bằng cách xác định mục tiêu và “chi tiêu” thời gian hợp lý thì bạn sẽ tự tạo cơ hội cho bản thân trở nên thành công bởi vì mình không cần phí thời gian vào những việc vô bổ nữa.

                                                                                  Linh Lupin (Theo Lifehack.org)

Exit mobile version