Trở nên gấp gáp mọi lúc sẽ làm tiêu tốn năng lượng của bạn. Bị vướng vào những thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn sẽ khiến bạn bị căng thăng nặng. Nếu bạn muốn giảm căng thẳng và trở nên điềm đạm và bình tĩnh, hãy thực hành 8 bước sau đây để trở nên kiên nhẫn hơn.
- Buông bỏ.
Điều này nghe có vẻ như thể ngày tận thế đã đến phải không? Tôi thề là không phải. Căng thẳng quá mức về tình huống mà bạn ở trong đó sẽ không khiến bạn làm tốt bất cứ việc nào nếu bạn cứ ở mãi trong đó, vì vậy hãy buông bỏ nó.
- Thở sâu.
Lần tới khi bạn đối mặt với một tình huống căng thẳng mà khiến bạn phải hấp tấp, hãy dừng ngay lại những việc bạn đang làm trong một phút và thực hiện những bước dưới đây:
- Hít vào sâu và thở ra năm lần (bụng bạn nên căng ra mỗi lần hít vào).
- Hình dung tất cả căng thẳng đang rời khỏi cơ thể bạn mỗi lần bạn thở ra.
- Hãy cười cho dù là một nu cười giả tạo. Khá là khó để giữ vẻ cục cằn với nụ cười ngốc nghếch trên khuôn mặt bạn.
Hãy thoải mái lặp lại những bước trên mỗi giờ ở nơi làm việc hoặc ở nhà nếu bạn thấy cần.
- Thả lỏng.
Sau động tác thở, hãy nhìn nhanh cơ thể để nhận ra vùng nào đang căng hay cứng hay co (miệng căng? vai co? hay có thứ gì đó không thoải mái?). Chạm nhẹ nhàng hoặc mát-xa những phần của cơ thể đang căng ra để thư giãn toàn bộ cơ thể (nó có thể giúp bạn tưởng tưởng ra nơi có thể làm bạn điềm tĩnh lại, ví dụ như: một bãi biển, bồn tắm nước nóng hoặc đường mòn tự nhiên).
- Nhai chậm.
Hãy nhai chậm lại khi dùng bữa tối nếu bạn muốn học cách trở nên kiên nhẫn và giảm cân. Ăn thức ăn quá nhanh sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết (và có thể sẽ bị bệnh dạ dày). Hãy trở thành người lưu tâm khi ăn uống: chú ý vào việc nếm và cảm nhận, sự trình bày và hương vị của từng món ăn. Nhai chậm rãi trong khi đó đoán xem tất cả những nguyên liệu được sử dụng cho món ăn của bạn. Nhai chậm cũng làm giảm cảm giác thèm ăn khó chịu đến với bạn sau khi làm việc.
- Tận hưởng hành trình.
Chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng sẽ nhanh chóng làm bạn mệt mõi. Có phải theo đuổi những mục tiêu táo bạo và gan dạ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì. Hãy chia nó thành vài mục tiêu nhỏ, bạn sẽ có vài lần để ăn mừng. Cho bản thân những phản hồi tích cực phù hợp sẽ giúp bạn thêm bền chí, giữ động lực và tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong quá trình đi đến những cái đích của bạn.
- Nhìn vào bức tranh lớn.
Lần tới khi bạn thấy bạn bị căng thẳng ở mức độ lớn, hãy thở sâu và hỏi bản thân:
Có phải nó sẽ xảy đến với mình…
- vào tuần tới?
- vào tháng tới?
- vào năm tới?
- trong 10 năm tới
Gợi ý là nó sẽ không xảy ra. Tôi đánh cược là hầu hết những vấn đề làm bạn bị căng thẳng sẽ không xảy ra vào tuần tới (thậm chí có thể không vào ngày mai). Dừng việc làm khổ sở bản thân bởi những gì bạn không thể kiểm soát, bởi vì bạn chỉ có làm tổn thương bản thân bạn thôi.
- Đừng quá cầu toàn.
Bạn không hoàn hảo và điều đó rất bình thường. Hãy chỉ cho tôi một người mà tự cho là hoàn hảo và tôi sẽ chỉ cho bạn một kẻ dối trá bẩn thỉu. Yêu cầu sự hoản hảo ở bạn (hoặc ai đó) sẽ chỉ khiến bạn bị áp lực, bởi vì điều đó là không thể.
- Thực hành tính kiên nhẫn mỗi ngày.
Bên dưới là một số cách dễ dàng bạn có rèn luyện tính kiên nhẫn mỗi ngày, tăng khả năng của bạn trong việc duy trì sự bình tĩnh và điềm đạm khi đối mặt với căng thẳng.
- Lần tới khi bạn đi đến cửa hàng tạp hóa, hãy đi đường dài nhất.
- Thay vì đặt hàng qua mạng, hãy đi ra ngoài.
- Đi bộ dài quanh một công viên hoặc đường mòn hẻo lánh.
Nếu bạn muốn giúp những người bạn của bạn học cách trở nên kiên nhẫn, hãy chia sẻ những điều này để họ cũng có thể bình tĩnh và điềm đạm như bạn. Bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát stress của bạn ở đây.
Bùi Mỵ (theo lifehack.org)