Làm thế nào để có một giấc nghỉ ngơi tốt hơn, đây là những kết quả nghiên cứu bạn cần thực hiện

Cho đến gần đây, khi tôi cần nghỉ ngơi, tôi sẽ với tay lấy điện thoại của tôi. Khi mà tôi chán, tinh thần tôi mệt mỏi, hay thứ gì đó giúp tôi cảm thấy có động lực, tôi sẽ cảm thấy vui hơn khi tôi đọc tin tức, Facebook, hay Instagram.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới gần đây cho rằng những phương pháp tốt cũng như không tốt để tận hưởng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi đó. Trong khi một số cơn nghỉ ngơi sẽ đem lại cho chúng ta sự tươi mới và giúp ta phục hồi năng lượng, số khác thì sẽ gây cho ta cảm giác mệt mỏi cũng như kiệt sức.

Trong quyển sách “The Distracted Mind: Ancient Brains in a High-Tech World” (Tạm dịch: Tư duy bị phân tâm: Những bộ não thời cổ đại trong thế giới hiện đại) Dr. Gazzaley, một nhà thần kinh học, và Dr. Rosen, một nhà tâm lý học, lý giải rằng những giấc nghỉ ngơi tốt giúp tâm lý giảm mệt mỏi, tăng cường chức năng não bộ, và giúp ta tập trung trong thời gian dài. Nhưng Gazzaley và Rosen cảnh báo rằng nghỉ ngơi không đúng cách có thể khiến cho chúng ta chán nản hơn và mang lại tác dụng ngược bằng cách làm cho chúng ta muốn nghỉ ngơi thêm nhiều hơn nữa.

Nói cách khác, việc kiểm tra điện thoại thường xuyên khi chúng ta cảm thấy chán nản có thể tạo cho ta thói quen kiểm tra nó thường xuyên hơn trong một ngày.

Bằng việc sử dụng điện thoại khi chúng ta muốn nghỉ ngơi, chúng ta đang tập cho chúng ta thói quen sử dụng nó nhiều lần và nhiều lần nữa. Để chống lại sự bắt đầu của chán nản và tự ngắt quãng khi làm việc, Gazzaley và Rosen đề nghị rằng chúng ta nên tránh xa điện thoại và thay thế bằng việc hít thở để có thể phục hồi lại một phần của bộ não mà chúng ta dùng để tập trung vào những mục tiêu của chúng ta.

Nằm ở sau trán, vỏ não trước trán được xem là phần phát triển nhất của bộ não con người. Mặc dù nó có nhiều chức năng, nhưng chức năng chính là quản lý mục tiêu. Vỏ não trước tổ chức sự chú ý, bộ nhớ làm việc, và những nguồn nhận thức khác để giúp ta đạt được những thứ mà ta muốn.

Ví dụ, nếu mục tiêu của tôi là nấu bữa ăn cho tối nay, vỏ não trước của tôi sẽ giúp tôi phối hợp với chức năng của não để hướng dẫn tôi những hành động cần thiết để hoàn thành bữa ăn như việc đến tiệm tạp hóa, làm theo công thức nấu ăn, và nấu bữa ăn, tất cả để chắc rằng tôi không bị lạc hướng.

Khi chúng ta làm việc, vỏ não trước sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ chúng ta thực hiện những mục tiêu. Nếu không có những nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự tập trung nhất định, kết quả cho thấy sự xao nhãng về những mục tiêu có thể làm mới và thúc đẩy động lực về sau hơn. Thực hiện những hoạt động không dựa nhiều quá vào chức năng của vỏ não nhưng thay vào đó, dựa vào những vùng khác của não là cách tốt nhất để làm mới sự tập trung để làm việc trong ngày.

Trước khi chúng ta có một cái nhìn lướt qua những sự gợi ý của Gazzaley và Rosen về cách làm thế nào để có những giấc nghỉ ngơi tốt, tôi đã tập hợp được 7 giấc nghỉ khoa học-ủng hộ mà nó sẽ giúp ta cải thiện sự tập trung.

1) Đến với tự nhiên

Nghiên cứu chỉ ra rằng thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên là cách giúp tư duy của mình trở nên khỏe mạnh. Một nghiên cứu cho rằng bộ nhớ làm việc với hiệu quả tốt hơn sau khi đi bộ trong môi trường tự nhiên, chứ không phải là môi trường thành thị.

Làm việc trong thành phố? Bạn không cần phải đi xa để lấy tận hưởng từ thiên nhiên. Chỉ cần nhìn những phong cảnh xung quanh và những âm thanh của tự nhiên xung quanh bạn có thể giúp bạn phục hồi lại thể lực.

Tìm kiếm cây cối, không khí trong lành, một hồ cá hay một đài phun nước. Ngồi xuống, hít một hơi thở thật sâu, để ý đến những chi tiết của tự nhiên. Chỉ ra càng nhiều càng tốt: “Chiếc lá mới rơi này nhỏ hơn”, hay “Có một vết thâm tím trên cánh hoa thứ ba”, hay “Đó là trung tâm của máy cắt cỏ”, hay “Tôi tự hỏi có bao nhiêu con bọ ở đó?”

Nếu bạn bị mắc kẹt trong cửa nhà, thay vào đó hãy nhìn những bức tranh của tự nhiên, theo nghiên cứu, nó cũng cho tác dụng rất tốt. Hay cố bắt những video về tự nhiên trên máy tính của bạn một vài phút, như một vùng biển nhiệt đới hay một thung lũng núi hẹp.

2) Những hình vẽ hay nằm mơ giữa ban ngày

Ngày nay, có được giây phút mà “chẳng làm gì cả” thì khá hiếm hoi. Chúng ta tránh né những giây phút đầy sự chán nản với một chút rượu.

Tuy nhiên theo Gazzaley và Rosen, tránh những giai đoạn “chẳng làm gì” thời gian chết có thể mang tới những ảnh hưởng không mong đợi.

Ngồi xuống, đặt báo thức 10 phút, hít một hít thật sâu và giữ kiên nhẫn. Nếu bạn cần một ít sự giúp đỡ, hãy thử trang mạng này Do Nothing for 2 Minutes cho một lần thử ngắn.

Bạn có thể tập luyện cho bộ não mình lang thang trong cuộc sống bằng việc giữ điện thoại trong túi và để cho bộ não mình chuyển động chậm thôi khi mà bạn đang đợi ở lối đi bộ, nhà ga xe lửa, hay đang trong thang máy.

3) Tập luyện cho mắt của bạn.

Mắt chúng ta phải chịu gánh nặng cho cuộc sống công nghệ ngày nay. Thật may mắn, việc thực hiện 20-20-20 nghỉ giải lao ở mắt là một cách không khó thực hiện để giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Mỗi 20 phút, hãy nhìn chằm chằm vào một cái gì đó cách bạn 20 feet (khoảng 6m), khoảng 20 phút. Gazzaley và Rosen giải thích lý do vì sao nó có lợi là vì “…đòi hỏi sự lưu thông máu đến các vùng não mà không liên quan đến sự tập trung kéo dài.” Sự thay đổi lưu lượng máu qua các vùng não có thể là lý do tại sao bài tập mắt làm phục hồi sức khỏe.

4) Cười

Tiếng cười mang lại cho chúng ta một sức mạnh thật sự. Nó giúp tăng nhịp tim, hô hấp, và nó sẽ bơm máu đến nửa cơ thể phía trên vào những cơ bắp để nó hoạt động. Mặc dù bằng chứng về lợi ích dài hạn của nụ cười đang được tranh cãi, những ảnh hưởng ngắn hạn cho thấy sự cải thiện qua những bài kiểm tra về bộ nhớ.

Hãy nghe một chương trình hài kịch trên mạng hay một đoạn hài kịch trên radio. Hãy đọc mục truyện cười trên báo trong phòng nghỉ. Hay đọc một quyển sách thú vị ở văn phòng để giúp bạn vượt qua được buổi chiều ảm đạm.

5) Tập thể dục

Chúng ta đều biết những bài tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại lợi ích cho cơ thể cũng như não bộ. Tin tốt là thậm chí chỉ những lúc nổi hứng tập thể dục cũng đem lại lợi ích cho sự nhận thức. Chỉ 10 phút cho hoạt động thể chất có thể nâng cao sự tập trung và hiệu suất bộ nhớ.

Hãy tìm một không gian tách biệt để tập luyện trong 7 phút, hít đất vài cái, hay chỉ là đi bộ quanh chỗ đó. Một tí hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để phục hồi lại bộ não mà không cần đổ mồ hôi nhiều làm ảnh hưởng đến đồ đi làm của bạn.

Điểm mấu chốt của sự nghỉ ngơi sẽ giúp cho bạn cảm thấy tốt hơn bằng việc cung cấp cho bạn một cảm giác tập trung và tập trung.

Khi công nghệ đang dần lớn mạnh trong thế giới của chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh giá được những lợi ích của việc loại bỏ công nghệ kể thường xuyên hơn. Nghỉ ngơi tốt có thể khuyến khích sự sáng tạo và tăng sự tập trung bằng cách làm lãng quên nhiệm vụ của một vài mục tiêu ở vùng vỏ não trước trong một thời gian ngắn.

Lần tới mà bạn cần nghỉ ngơi ở nơi làm việc, hãy mặc kệ điện thoại thông minh của bạn và bỏ qua những tin mới. Hãy chọn một hoạt động nào đó mà nó có thể phục hồi lại năng lượng cho bạn để bạn cảm thấy tươi mới và sẽ sẵn sàng hơn để giải quyết phần còn lại của ngày làm việc.

Ý chính của bài:

  • Những lần nghỉ ngơi có chất lượng thì rất quan trọng đối với hiệu suất làm việc trong ngày của bạn.
  • Nghỉ ngơi có thể giảm mệt mỏi, giảm chán nản, và có thể phục hồi sự chú ý.
  • Sử dụng công nghệ lúc nghỉ ngơi có thể mang tác dụng ngược lại và khiến chúng ta dễ chán nản hơn và muốn nghỉ ngơi thêm nhiều hơn nữa, và thường xuyên hơn nữa.
  • Những cơn nghỉ ngơi để phục hồi có thể cải thiện sự chú ý và làm mới khả năng tập trung của chúng ta.
  • Những ý tưởng nghỉ ngơi dựa trên nghiên cứu bao gồm:
  • Đến với tự nhiên
  • Những hình vẽ hay nằm mơ giữa ban ngày
  • Tập luyện cho mắt của bạn – 20/20/20
  • Cười
  • Tập thể dục

Gia Thư (Theo Better Humans)