Tại sao chúng ta nói những điều mình sẽ không làm (nhưng dù thế nào vẫn sẽ nói)

Mỗi ngày chúng ta đều nói rất nhiều về những thứ chúng ta muốn làm và sẽ làm.

“Tôi muốn nuôi một con mèo”

“Tôi muốn mua nhà cho bố mẹ”

“Tôi không muốn độc thân nữa”

“Anh sẽ yêu em dù mọi chuyện có thế nào”

“Tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn trong tương lai”

Thật dễ để lên một kế hoạch cho tương lai. Lúc nào chúng ta cũng quyết tâm. Và 80% quyết tâm cho kế hoạch về năm mới sẽ mất dần trong khi đến tuần thứ 2 trong tháng 2 của năm đó. Đa số các mối quan hệ (kể cả hôn nhân) sẽ đi đến chia tay và ly hôn. Những dự định và kế hoạch kỹ lưỡng thường sẽ kết thúc trong thất bại.

Chẳng ai muốn lừa dối cả

Nhìn chung, người ta đều hứa hẹn hoặc quyết tâm với những mục đích tốt nhất. Họ không muốn thất bại. Họ rất muốn làm đúng, muốn cải thiện bản thân, muốn làm cho bạn bè và gia đình hạnh phúc. Vậy nên nếu quyết tâm đó có thất bại, thì khi ai đó đã nói ra sự quyết tâm, đó không phải là một lời nói dối.

Người ta thường nói ra mà không suy nghĩ. Trong đầu nghĩ gì thì nói nấy, nhưng ít khi thực sự suy nghĩ thấu đáo. Và thường thì cái gì nghĩ trong đầu là những ước muốn – những kết quả lý tưởng, chứ  không phải những điều khả thi và thực tế. Thật khó cưỡng lại việc tưởng tượng về một tương lai đẹp đẽ và hoàn hảo: một mối quan hệ lãng mạn, sự tôn trọng và ủng hộ từ bố mẹ, một sự nghiệp thành công.

Nhưng tại thời điểm bạn nói ra những điều mình muốn làm, không phải lúc nào bạn cũng biết rõ cách thực hiện để đạt được những điều ấy. Thật khó để nhìn thấu những viễn cảnh dễ dàng và lý tưởng. Những thách thức bạn sẽ gặp phải, những thất vọng và nỗi buồn bạn sẽ đối mặt – những thứ mà một cái đầu mơ mộng không thể nào nhìn thấy được.   

Mộng mơ thường kết thúc trong thất vọng

Vấn đề là thế này. Những suy nghĩ mộng mơ và lý tưởng hóa thường đi đến thất vọng nếu bạn không theo đuổi đến cùng. Bạn làm bạn bè, gia đình, cấp trên và quan trọng hơn – chính bản thân bạn – sẽ thất vọng tràn trề. Điều này thực sự gây tổn thương nặng nề đến tâm lý và sự tự tin của bạn.

Ở mức độ cá nhân, bạn sẽ có rất nhiều ước mơ và mục tiêu còn dang dở. Đây là điều hết sức bình thường của bất cứ ai ở bất cứ đâu. Ở tuổi thiếu niên, bạn mơ về cuộc sống khi bạn trở thành người trưởng thành: hôn nhân hạnh phúc và sự nghiệp thành đạt ở tuổi 25. Nhưng đây là hai mục tiêu đầy thách thức phải được lên kế hoạch và đòi hỏi nỗ lực. Nhiều người cảm thấy đơn độc trong một công việc tù túng – hơn là sự nghiệp mà mình yêu thích – tự hỏi mình đã sai ở đâu.

Ở mức độ trong các mối quan hệ, những lời hứa sáo rỗng sẽ làm tổn thương và phá vỡ những mối quan hệ. Tình bạn và tình cảm gia đình lành mạnh được xây dựng dựa vào niềm tin. Những người muốn làm bạn với bạn dựa vào những lời bạn nói để quan sát bạn. Nếu bạn nói rằng “tôi sẽ luôn ở bên bạn” nhưng lại chẳng bao giờ nghe điện thoại khi họ có việc và gọi cho bạn, họ sẽ tổn thương và chẳng bao giờ muốn nói chuyện nữa. Điều này cũng đúng với mối quan hệ gia đình và những mối quan hệ công việc. Bạn sẽ thấy mình phải nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành dự án chính vào cuối tuần, trong khi bạn chẳng hề xem xét xem điều này có khả thi hay không. Nếu mà bạn không thể hoàn thành công việc đúng thời gian bạn đề ra, thật khó để được sếp tin tưởng trở lại.

 

Hãy giữ những mong muốn cho riêng mình

Điều quan trọng là bạn phải biết rõ mình muốn gì. Khi bạn thấy có người xung quanh bạn rất dễ nói ra rằng “Tôi muốn…” và “Tôi không muốn…”

Trẻ con thường rất dễ nói thật to những điều chúng muốn, một phần bởi vì chúng không có sự độc lập và nguồn lực để tự thực hiện để đạt được những điều ấy. Đây cũng là lý do mà trẻ con và người trẻ thường mờ mịt về những điều họ muốn trong tương lai. Họ có nhiều mong muốn nhưng lại không có một kế hoạch rõ ràng để đạt được chúng.

Đó cũng là một trong những thách thức khi bạn là người trưởng thành. Khi mà bạn đã có khả năng nuôi sống bản thân, cũng như khi bạn đã có bài học từ những sao lầm của bản thân, việc bạn hiểu rõ lên lế hoạch như thế nào để đạt được điều mình muốn lại càng quan trọng hơn.

Hãy luyện tập cách lên kế hoạch để đạt lấy mục tiêu. Ví dụ, bạn muốn nuôi thú cưng – ai cũng chia sẻ ảnh của chó và mèo trên Instagram cả! Nhưng trước khi chạy ra ngoài và nhận nuôi một em thú cưng, hãy chắc rằng bạn hình dung hết những điều phải làm để chăm sóc thú cưng của bạn. Nuôi thú cưng là phải dọn dẹp, dạy cho chúng đi vệ sinh đúng chỗ, đưa chúng đi bác sỹ, dắt chúng đi dạo, mua thức ăn cho chúng. Và hãy chắc chắn bạn có động lực và thời gian tập luyện.

Nếu bạn muốn hay cần một chiếc xe hơi, đừng chỉ dừng lại ở việc nói ra. Hãy lên kế hoạch và làm đi. Hãy tạo ra hoàn cảnh bắt buộc bạn phải có thứ bạn muốn. Làm những  việc nhỏ một cách kiên trì để biến chúng thành thói quen. Bạn sẽ làm bản thân và bạn bè ngạc nhiên nếu bạn liên tục đạt được mục tiêu của mình.

 

Hứa hay thất hứa đều dễ dàng. Hãy làm bản thân khác biệt hơn người khác bằng cách trở nên đáng tin cậy, sống có chủ đích và biết suy nghĩ. Hãy gắn liền mục tiêu với kế hoạch và hành động, bạn sẽ thấy bản thân mình hạnh phúc hơn và những mối quan hệ cũng được nuôi dưỡng.

Vũ Ngọc Tuyền (Theo Lifehack.org)