Khi Người Bạn Của Mình Buồn, Bạn Sẽ Làm Gì?

Nếu bạn biết được phải nói gì khi bạn của mình đang buồn, đó là một trong những thử thách quan trọng để duy trì tình bạn. Bạn có thể không biết phải làm gì cho đúng mặc dù hai bạn có thân nhau đến đâu.

Khi một ai đó mà bạn quan tâm phải chịu tổn thương, đương nhiên bạn muốn họ cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn chưa bao giờ trải qua những chuyện như họ, bạn có thể không cảm thấy cách tốt nhất để an ủi họ. Cho dù bạn thật sự hiểu được tình huốn mà họ gặp phải, bạn cũng nhận ra được được việc mà họ đang đối mặt thật khó vượt qua.

Nếu như bạn ấy vừa mất một người thân yêu, hay người thân gặp chuyện không may, sẽ khó cho bạn để tìm được lời an ủi thích hợp. Cũng có thể là bạn ấy vừa chia tay người yêu, công việc thì khó khăn, bạn cũng sẽ không biết làm cách nào để cổ vũ người bạn đáng thương ấy. Không có cách nào hoàn hảo để nói chuyện với một người trong trạng thái đau buồn hoặc thất vọng, nhưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp hay để xử lý những tình huống xấu.

Những ý tưởng tốt của bạn có thể kiến bạn của bạn thấy tệ hơn

Khi bạn không biết được cách tốt nhất để an ủi, những cố gắng của bạn có thể khiến bạn ấy buồn hơn. Có thể là do bạn chưa biết “lựa lời mà nói”, hoặc là vô tình chạm tới nỗi đau của bạn ấy. Dù thế nào chăng nữa, một phản ứng không phù hợp sẽ làm bạn của bạn cảm thấy đau buồn hơn.

Đa phần chúng ta không tránh khỏi việc làm tổn thương người khác. Cho dù việc đó xuất phát từ những ý định tốt. Khi chúng ta khhông biết cách để giải bày, chúng ta sẽ cố nói bất cứ điều gì có trong đầu để an ủi họ. Hãy nhớ lại, đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy buồn bực, khi mọi người đang cố khiến bạn vui? Vậy, nếu bạn muốn người bạn của bạn cảm thấy tốt hơn, hãy thử nghĩ về những điều sau:

Thay đổi chủ đề sẽ chẳng ích gì

Khi cuộc trò chuyện chạm tới khó khăn mà bạn ấy phải đối mặc, bạn có thể nghĩ rằng chuyển sang đề tài khác sẽ tốt hơn. Trong suy nghĩ của bạn, đây là cơ hội để bạn của bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và chuyển hướng về điều gì đó mà họ thích. Thay đổi chủ đề của câu chuyện sang một vấn đề khác dễ dàng hơn có lẽ sẽ tốt cho bạn, nhưng không giúp được cho bạn của bạn. Bạn ấy không thể quan tâm tới bộ phim mới ra rạp, màu son đang hot, một người bạn chung vừa làm điều gì đó ngu ngốc…khi tâm trạng của họ đang nặng nề. Vấn đề của phương pháp này ở chỗ, bạn của bạn, hiện tại đang cần được chia sẻ và lắng nghe. Vì vậy, họ nói chuyện với bạn để được bạn an ủi. Nếu như bạn chuyển sang một đề tài khác, bạn đã tự đánh mất cơ hội để được san sẽ. Và bạn ấy sẽ cảm thấy bị từ chối, bị bỏ rơi.

Lạc quan hóa vấn đề lại càng làm mọi chuyện trở nên xấu hơn

Khi bạn của bạn gặp rắc rồi, điều đầu tiên bạn bạn nói có lẽ là “không sao đâu mà”, “chuyện thường ngày ấy”, “đầy người còn khổ hơn bạn” hay “không lo, mọi chuyện rồi sẽ qua”. Bạn có thể tin rằng, những gì bạn đang nói sẽ làm bạn của bạn an tâm hơn, nhưng đó thật sự không phải những gì bạn của bạn đang cần.

Bạn ấy đang cần được giải bày. Bạn ấy cần được nói về những khó khăn rồi cái cách mà bạn ấy phải nỗ lực để giải quyết. Việc bạn cố tỏ ra, những khó khăn đó không có gì to tát, dù mang mục đích an ủi và động viên họ, cũng sẽ khiến cho bạn ấy cảm thấy bị coi thường. Hãy để bạn của bạn được bày tỏ. Thừa nhận rằng một điều gì đó là nghiêm trọng sẽ tạo động lực để bạn và bạn của bạn tìm cách vượt qua nó.

Cố gắng kết thúc vấn đề chỉ làm nó nó trở nên phức tạp

Khi bạn quan tâm một ai đó, thật khó để bạn có thể để mặc họ đau khổ. Bạn có thể muốn cung cấp những đề xuất để bạn của bạn giải quyết dứt điểm vấn đề.

“Nếu tôi là bạn, tôi sẽ…” và “sẽ tốt hơn nếu…” chỉ có thể giải quyết được một vào vấn đề, cũng giống như những sai lầm phía trên, khi bạn cố chuyển chủ đề hoặc đơn giản hóa nó, việc bạn “cướp lời” sẽ khiến bạn của bạn mất cơ hội bày tỏ cảm xúc và hiểu những gì họ cảm thấy.

Trừ khi bạn được yêu cầu cho lời khuyên, bạn hãy đưa ra ý kiến của mình. Nếu không, việc tự ý đưa ra cách giải quyết, sẽ khiến cho bạn của bạn cảm thấy tệ hơn.

Lắng nghe để hiểu và đồng cảm

Trên hết, bạn của bạn đang muốn được lắng nghe. Vì vậy, bạn hãy tặng họ cơ hội được lắng nghe một cách kiên nhẫn và chân thành. Hãy giữ lại những đánh giá của bạn, đừng cố chen vào hay khuyên nhủ, hãy để cho bạn của bạn được giải tỏa hết nỗi lòng. Tuy nhiên, cũng đừng quá thụ động vì có thể bạn của bạn sẽ cảm giác bạn không chú ý đến câu chuyện của họ. Bạn hãy làm theo những bước sau:

  1. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Ngồi nghe lặng lẽ bên cạnh không khiến bạn của bạn có cảm giác được lắng nghe hay chia sẻ. Hãy tham gia vào câu chuyện bằng cách chạm nhẹ vào bạn ấy, một cử chỉ thân mật, hoặc một cái gật đầu… quan trọng nhất, hãy giao tiếp với nhau bằng ánh mắt. Điều đó sẽ khiến bạn ấy cảm thấy an toàn, và nói ra được hết những khúc mắt trong lòng.

  1. Trò chuyện nhưng không đánh giá

Bạn không nhất thiết chỉ gật đầu, bạn có thể tham gia vào câu chuyện nhưng hãy chắc chắn rằng những gì bạn nói chỉ tập trung vào bạn của bạn. Hãy cho bạn ấy biết rằng bạn đang lắng nghe, có thể bạn không hiểu hết những điều bạn ấy đã trải qua, nhưng bạn hiểu bạn ấy đang cảm thấy tồi tệ. Và đó chính là những điều mà người bạn của bạn đang mong đợi, được lắng nghe và được đồng cảm.

  1. Hãy để bạn ấy biết rằng bạn đang cố gắng thấu hiểu

Nếu bạn chỉ đơn giản lập lại những gì bạn ấy nói mà không tổng hợp lại, bạn chỉ như một chú vẹt lập lại vô thức vấn đề đã xảy ra. Thay vì nói “bạn đã phải làm việc quá nhiều” hãy nói “chẳng công bằng tí nào khi bắt bạn phải làm thêm chuyện này chuyện nọ, khi mà bạn đã có quá nhiều việc để làm”. Cách nói vậy, nghe có vẻ cảm thông hơn.

Tất cả những gì bạn của bạn cần là sự lắng nghe, không phải điều gì khác

Biết cách nói chuyện và nói thế nào để an ủi người khác cũng là một kỹ năng khó khăn. Nhưng nếu ai đó tìm đến bạn để tâm sự về vấn đề của họ, nó có nghĩa là người ấy tin tưởng bạn. Hãy coi như đó là một món quà, và cố gắng hết sức để lắng nghe họ, cho dù bất họ đang phải đối mặt với bất cứ khó khăn gì.

Trên hết, hãy là người lắng nghe tích cực và đồng cảm với họ. Chống lại sự thôi thúc để sửa chữa mọi thứ, tránh thay đổi chủ đề, hoặc làm bạn ấy phiền lòng. Một người biết lắng nghe có thể là tất cả những gì bạn của bạn cần để trải qua một thời gian khó khăn. Thật sự lắng nghe họ, và bạn sẽ ngạc nhiên trước kết quả đạt được. Và khi bạn cần bạn ấy, bạn ấy cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe.

T.B.Hà (Theo lifehack.org)