Lười biếng có tiếng lại là một sự khen ngợi

Bạn thường sử dụng từ “lười biếng” để diễn tả bản thân mình như thế nào? Chúng ta có xu hướng tự nhận mình là người lười biếng bởi vì cha mẹ chúng ta sẽ bảo chúng ta như thế nếu chúng ta không giúp họ giặt giũ, hoặc có lẽ chúng ta không bị làm phiền để làm bài tập về nhà vào đêm hôm trước và cuối cùng thì chúng ta lại chép bài của người khác vào ngày mai.

Nó có thể kéo dài đến lúc trưởng thành khi bạn nằm dài trên ghế và bỏ một đống quần áo chưa giặt cả mấy ngày. Sau đó chúng ta thấy mình thật lười biếng và cảm nhận được tất cả những ý nghĩa tiêu cực mà nó mang lại. Nhưng tất cả chúng ta đều đã trải qua rồi. Đó chắc chắn không phải là một từ khẳng định hay một từ tích cực mà là tất cả chúng ta tại đều cảm thấy nó ở một vài thời điểm.

Nhưng nếu lười biếng không phải là một điều xấu thì sao? Liệu chúng ta có thể chấp nhận nó như một điểm tốt?

Tại sao Lười biếng bị coi là sai?

Sự lười biếng luôn luôn đồng nghĩa với sự thiếu động lực và lười nhác. Nói ngắn gọn, đó là sự thất bại để làm những gì bạn muốn làm khi bạn biết bạn có khả năng để làm điều đó. Đó là cảm giác chần chừ và mất tập trung khiến cho chúng ta cảm thấy giống như là chúng ta đang thất bại. Và đó chính là chúng ta. Nếu người khác coi chúng ta là những con người lười biếng, đó là sự xác nhận của người ngoài và đào sâu thêm vào niềm tin tiêu cực về chính chúng ta.

Sự lười biếng sâu trong tâm trí chúng ta được coi như là một sự tiêu cực vì truyền thống Kitô giáo coi lười biếng như là một trong bảy tội lớn nhất. Vì vậy, nó đã dệt nên cách chúng ta suy nghĩ ngay từ thời kỳ đầu và chúng ta tự nhiên bị lên án vì đã không đủ nỗ lực.

Lười biếng có thể là một điều tích cực không?

Sự lười biếng sẽ luôn luôn tồn tại, vậy chúng ta có nên thật sự lên án điều đó nhiều như vậy không?

Nhận định về sự lười biếng là rất chủ quan và mang tính cá nhân. Công nghệ hiện đại có thể bị cáo buộc là đã khiến chúng ta trở nên lười biếng khi nhắc đến thời đại thông tin như hiện nay. Chúng ta sử dụng những emoji để diễn tả cảm xúc thay vì viết ra chúng ta cảm thấy như thế nào, chúng ta có thể chia sẻ thông tin chỉ bằng một cái click, chúng ta có thể nhắn tin cho ai đó thay vì nhấc điện thoại lên hoặc gặp mặt nhau.

Nhưng có những điều tích cực mà lười biếng có thể cải thiện trong cuộc sống của chúng ta. Điều này thể có thể khiến chúng ta xem sự nhàn rỗi như là một điều tốt.

Nó cho bạn một cơ hội để “mặc kệ”

Nó thường được coi là tiêu cực cho sự phát triển cá nhân của chúng ta khi chúng ta liên tục bận rộn và bị phân tâm từ chính chúng ta. Sự lười biếng tạo cho chúng ta cơ hội để thư giãn và “mặc kệ” mà không cần phải làm điều tiếp theo trong danh sách việc cần làm. Đó là sức mạnh tuyệt vời trong việc không làm gì cả và nếu chúng ta có thể đưa ra những suy nghĩ rằng lẽ ra chúng ta nên làm điều gì đó khác, thì có thể nó sẽ có lợi cho niềm vui sống của chúng ta.

Nó có thể khiến cho bạn làm việc có năng suất hơn

Có một thái độ lười biếng về cơ bản có nghĩa là bạn muốn làm ít hơn. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một cách hiệu quả hơn để hoàn thành những công việc của bạn. Đây là lý do tại sao nhiều nhà phát minh giỏi nhất thừa nhận rằng sự sáng tạo của họ được sinh ra khi mỗi cá nhân muốn dành ít thời gian hơn cho một nhiệm vụ cụ thể. Ben Franklin đã từng nói rằng ông ta là, “người lười nhất trên thế giới. Tôi đã phát minh ra tất cả những thứ đó để cứu lấy bản thân khỏi sự cực khổ.”

Nó làm cho bạn hài hước hơn

Chấp nhận sự lười biếng của bạn và sở hữu nó có nghĩa là bạn có thể nhẹ nhõm hơn về việc bạn là ai. Thời điểm bạn bắt đầu đánh giá bản thân hoặc cho phép người khác đánh giá bạn đã ảnh hưởng đến cảm giác của bạn, những ngụ ý tiêu cực về sự lười biếng sẽ giành chiến thắng. Biết bạn đang lười biếng và có thể cười vui về điều đó là một bước tiến lớn trong sự chấp nhận và tự yêu bản thân mình.

Sự lười biếng sinh ra sự sáng tạo

Tiếp tục từ quan điểm “cứ mặc kệ”, một khi tâm trí của chúng ta đang ở trong trạng thái thư giãn, nó sẽ tự nhiên mở ra những ý tưởng và hành động có nhiều cảm hứng hơn. Tiến sĩ Sandi Mann, một giảng viên tâm lý học của Đại học Central Lancashire tin rằng sự lười biếng và sự nhàm chán là một bánh răng quan trọng trong cái bánh xe xã hội. “Khi chúng ta chán, chúng ta tìm kiếm một sự kích thích thần kinh. Một cách để đạt được điều này là đi vào bên trong và để cho tâm trí chúng ta đi lang thang và mơ mộng. Khi chúng ta được giải thoát khỏi những ràng buộc của những hạn chế về ý thức, chúng ta có thể nhìn thấy mọi thứ theo 1 cách khác và nhìn thấy những cách làm việc mới mẻ hơn.”

Bạn tập trung vào các công việc nhỏ hơn khi trì hoãn những công việc lớn hơn

Khi chúng ta bị tiêu hao năng lượng bởi những nhiệm vụ “quan trọng hơn”, to lớn hơn, thì những công việc nhỏ hơn thường bị trì hoãn hoặc không được để tâm tới. Sự lười biếng có thể thay đổi hoàn toàn điều này; bỏ qua các công việc lớn bằng cách tập trung vào những cái nhỏ hơn. Trong khi sự ưu tiên này dường như hơi khác lạ, nhưng nó là một cách hiệu quả để giải quyết mọi thứ và thường vạch ra hướng đi rõ ràng cho những thứ lớn hơn khi cuối cùng bạn cần thời gian để hoàn thành chúng”.

Những công việc kéo dài vài phút lại tạo ra sự tập trung hơn

Nếu bạn lười biếng, không nghi ngờ gì nữa, bạn đã là chuyên gia trì hoãn công việc. Nhưng việc để mọi thứ đến phút cuối cùng mới làm thực sự hiệu quả hơn bởi vì tâm trí của bạn đang tập trung vào 1 thứ duy nhất và sự nhận thức về thời gian. Vì vậy, bạn sẽ không mất nhiều thời gian hơn bạn thực sự cần cho một công việc hoặc dự án lớn và nhiều năng lượng hơn sẽ được tiếp nạp trong một khoảng thời gian ngắn.

Cần thời gian để nhìn sự lười biếng theo 1 hướng khác

Vì vậy, có lẽ sự lười biếng không nên bị coi là tiêu cực đến vậy. Miễn là bạn biết thời điểm thích hợp để thoát khỏi sự lười nhác và sử dụng sự tập trung và sự hạn hẹp về thời gian để làm việc một cách hiệu quả, hoặc sử dụng nó như một khoảng thời gian để suy nghĩ hoặc sáng tạo, nó thực sự có thể giúp ích cho bạn. Hãy cứ lười biếng đi và sử dụng nó để đạt được thành công.

Quang Hưng (theo Lifehack.org)