LÀM SAO ĐỂ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐAM MÊ VÀ THÀNH CÔNG?

Hãy làm những gì bạn thích và hãy thích những gì bạn làm, liệu rằng thành công sẽ đến? Chuyện như mơ.

Bạn biết đấy, thực tế thì không bao giờ đơn giản như chúng ta nghĩ. Chúng ta cần nhiều hơn niềm đam mê để thành công trong bất kì lĩnh vực nào.

“Tôi luôn lạc quan về mọi thứ nhưng cũng nhận thức được rằng cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp”. Walt Disney.

Tôi nhớ rất rõ câu nói này của ông Disney  – từ một bài báo của Stephen Guise viết về lý do tại sao bạn không cần đam mê để thành công. Thay vào đó, bạn phải thực sự hứng thú và mong muốn thành công trong việc bạn đang làm.

Đam mê chỉ là cảm xúc, quan tâm chính là hành động.

Mong muốn điều gì đó đến tuyệt vọng cũng chẳng giúp bạn có được nó.

Đam mê (passion) – danh từ – là một cảm xúc mạnh nhưng khó kiểm soát

Quan tâm (care) – động từ – quan tâm, có hứng thú hay chú trọng về một thứ

Đam mê chỉ đơn thuần là cảm xúc mà cảm xúc thì chắc chắn rất khó kiểm soát và không ổn định. Quan tâm thì khác bởi vì nó được thể hiện bằng hành động.

Ngày nay, nhiều người cảm thấy mông lung khi được hỏi “Đam mê của bạn là gì?” nhưng bạn sẽ có được câu trả lời ngay khi hỏi ai đó hỏi “bạn có hứng thú hay quan tâm về cái gì không?”

Mối quan tâm của bạn có thể sẽ thay đổi theo thời gian nhưng một khi bạn thực sự quan tâm về điều gì đó, thì bạn sẽ ra sức bảo vệ điều đó vì nó trở nên rất quan trọng đối với bạn.

Một vài người sẽ phản biện rằng: “Tuy nhiên, Steve Jobs phát biểu rằng ai có đam mê sẽ thay đổi cả thế giới và ông ấy đã thành công khi ra mắt các sản phẩm Apple.”

Ai cũng biết Steve Jobs là một doanh nhân nhiệt huyết. Ông ấy tha thiết thay đổi thế giới. Nhưng ông ấy cũng có khoảng thời gian đối mặt với thất bại khi mất dần niềm đam mê ấy. Vậy Steve Jobs đã mất hết tất cả sau đó? Chắc chắn là không. Trong con người ấy còn nhiều yếu tố hơn niềm đam mê ấy.

Thích việc gì đó không có nghĩa là bạn giỏi việc đấy.

Đam mê chỉ là một phần nhỏ quyết định thành công của chúng ta. Ví dụ, bạn đam mê về vẽ tranh. Nhưng nếu bạn không có chút năng khiếu gì về nghệ thuật cũng như kĩ thuật vẽ tranh thì chắn chắc bạn không thể nào thành công trong lĩnh vực này. Để trở thành nghệ sĩ vẽ tranh, bạn phải học hỏi không ngừng và liên tục nâng cao kĩ năng của mình.

Thật là hoang tưởng khi nghĩ rằng chỉ cần có đam mê là bạn sẽ thành công.

Nghĩ mà xem, tôi thích ăn uống và tôi có rất nhiều trải nghiệm về ăn uống. Nhưng đâu có nghĩa là tôi có thể trở thành chuyên gia ẩm thực, có thể phân tích chất lượng các món ăn cũng như đưa ra các bài đánh giá, bình luận về nhà hàng hay món ăn. Để có đánh giá đúng về các món ăn, tôi bắt buộc phải nắm được những điều cơ bản: những yếu tố gì (nguyên liệu, trình bày,…) để làm nên một món ăn ngon. Ngoài ra, tôi còn phải tìm hiểu về bản chất của từng loại thực phẩm như hải sản, thịt hay rau củ… và các phương thức và kĩ thuật nấu ăn. Tôi còn phải biết dùng những từ ngữ và giọng văn sao cho phù hợp với đọc giả công chúng.

Ngoài ra, trở thành chuyên gia là một chuyện, đạt được thành công hay không lại là một chuyện khác. Để thành công, bạn không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn cần một chút may mắn.

Những gì bạn làm phải phù hợp với nhu cầu thế giới.

Để thành công trong bất kì lĩnh vực nào, bạn phải thỏa được đồng thời ba yếu tố sau (sweet spot): năng lực (what you can do) và hứng thú của bản thân (what you care ) và nhu cầu của xã hội (what the world needs –  đây chính là yếu tố cần có sự may mắn.)

Đừng thất vọng, may mắn chỉ là một yếu tố nhỏ. Hãy kiểm soát những điều nằm ngoài tầm tay của bạn. Chỉ cần chịu khó nghiên cứu kĩ, bạn sẽ xác định được nhu cầu – yếu tố mà chúng ta không thể nào kiểm soát được; sau đó hãy tận dụng năng lực và sự hứng thú, quan tâm của mình, 3 yếu tố của thành công sẽ nằm trong tầm tay của bạn.

Bây giờ bạn đã hiểu rằng đam mê không thể nào mang lại thành công, vậy chúng ta cần làm gì?

Hãy lấy điều bạn quan tâm là cốt lõi

Khi bạn nhận ra điều khiến bạn hứng thú và quan tâm nhất, hãy xem đó là nền tảng cốt lõi. Và đam mê chính lại chính là động lực giúp bạn tập trung vào điều bạn quan  tâm.

Đam mê sẽ cho bạn sự bền bỉ, kiên cường, sự ham muốn học hỏi và cố gắng hoàn thiện bản thân để đạt được thành công.

Hơn hết, bạn sẽ có sự tập trung cao độ để đạt được mục tiêu của bạn. Vì một khi bạn đã xác định được cái mình muốn nhất thì bạn sẽ không thể nào phân tâm bởi những mong muốn khác.

Tìm hiểu mọi thứ liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Khi bạn xác định được mục tiêu của bạn, hãy viết ra những kĩ năng cần thiết cho mục tiêu để rèn luyện và trau dồi.

Steve Jobs rất yêu thích thiết kế và ông ấy đã tham gia lớp học Thư pháp vì cảm thấy nó thú vị. Ông tin rằng những kĩ năng đó sẽ liên quan với nhau trong tương lai. Tất cả những gì ông ấy thực hiện là làm theo những gì con tim mách bảo, tiếp cận và học hỏi những thứ mà ông thích thú.

Trước khi lên kế hoạch rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho mục tiêu của bản thân, Jon Westenberg – nhà văn kiêm giám đốc sáng tạo khuyên rằng bạn nên lập ra một bảng theo dõi quá trình bạn học hỏi và nâng cao các kĩ năng đó.

Việc này thực sự rất đơn giản, bạn chỉ cần tạo một cái bảng gồm các cột sau:

  1. Danh sách các kĩ năng cần học
  2. Nghiên cứu, tìm hiểu
  3. Hành động
  4. -Tiến triển

Và tôi đã thêm một cột nữa để tôi rõ ràng hơn về mục tiêu của kĩ năng đó. Đó là cột  “ Mục tiêu”

“Nghiên cứu và tìm hiểu” để xem mình phải có các “hành động” như thế nào để có được những kĩ năng ấy và ước tính xem cần bao lâu để hoàn thiện các kĩ năng trong cột “Tiến triển”.

Một khi bạn hoàn tất bảng kế hoạch, hãy tham gia các khóa học, trang bị cho mình những công cụ cần thiết và bắt đầu học hỏi, rèn luyện.

Hãy khao khát thay đổi thế giới bằng chính sức mạnh bản thân.

Một khi bạn thực sự giỏi trong lĩnh vực bạn quan tâm và bạn muốn cả thế giới này biết bạn giỏi, thì cách tốt nhất đó chính là liên kết được điểm mạnh của mình với nhu cầu của thế giới. Hãy là tìm ra nhu cầu đó và thoả mãn nó bằng chính điểm mạnh của bạn.

Steve Jobs nghĩ rằng con người cần một công nghệ mới lạ giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn. Công nghệ thời bấy giờ quá cồng kềnh và bất tiện. Người tiêu dùng không thể cầm theo một cách dễ dàng và thoải mái. Vì vậy, ông ấy đã sáng tạo ra ipod-nano, ipod touch và ipad.

Thành công là quá trình và bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ

Đam mê không phải là chìa khóa dẫn đến thành công nhưng đam mê chính là nền tảng, là động lực để bạn vững tin bước đi trên con đường dẫn đến thành công. Đừng để đam mê trong bạn trở nên vô ích.

Hãy lập ra bản kế hoạch trau dồi các kĩ năng cần thiết và hãy thực hiện bản kế hoạch ấy. Hãy chủ động làm bất cứ điều gì để bạn tiến bộ từng ngày.

Thủy Vũ (Theo Lifehack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.