Mặt tốt bất ngờ khi chúng ta cô đơn và không có nhiều bạn bè!

Mẹo để trở nên thành công, đôi khi rất đơn giản.

Phần lớn những nghệ sĩ tài năng, nhà báo, doanh nhân khi được hỏi “Tại sao anh lại thành công đến như vậy” hầu như họ đều trả lời: “Chà, tôi ít khi ra ngoài lắm.”

Lãng phí thời gian.

Madeleine Dore là một Freelancer làm việc tại nhà, khi bạn cùng phòng của cô phải ra khỏi phòng để đi làm, cô ấy xem việc đi ra ngoài, tụ tập nói chuyện với bè bạn là việc căn bản, cần thiết của một con người. Nhưng cô đã sốc khi tính ra được bao nhiêu thời gian cô đã dành cho việc “kết bạn” và “xã giao”. Madeleine nhận ra rằng mình đã dành quá nhiều thời gian vào việc đó.

Cô ta đã dành 22 tiếng mỗi tuần hoặc thậm chí nhiều hơn cho việc đi ra ngoài và tụ tập với bạn bè. Cho nên, để thử xem việc gì sẽ xảy ra với bản thân mình, Madeleine đã quyết định thử nghiệm bằng cách dành 22 tiếng đó để làm việc khác.

Phần lớn chúng ta cố gắng làm đầy quãng thời gian của mình vì không muốn bị “bỏ rơi” (thường được gọi là FOMO – hội chứng sợ bị bỏ rơi), không có khả năng nói không và đồng thời nó cũng được sử dụng như là một cái cớ để trì hoãn công việc, và tập trung vào chuyện khác.

(Credit: Getty Images)

Quãng thời gian khi chúng ta không làm việc rất cần thiết cho việc sáng tạo và tìm ra phương án giải quyết vấn đề cá nhân.

Trong vòng 1 tháng, Madeleine đã từ chối tất cả những hoạt động với bạn bè và đồng nghiệp: từ việc uống cà phê, cho đến dùng bữa tối, tiệc tùng và những hoạt động không liên quan đến công việc. Để thử xem, liệu bản thân mình có làm việc hiệu quả hơn hay không.

Một tháng sau.

Ngày đầu tiên trong cuộc thí nghiệm kéo dài 1 tháng, Madeleine đã phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo âu từ hội chứng FOMO. Đối với cô, hội chứng FOMO bắt đầu từ việc có quá nhiều lựa chọn và hoạt động để làm trong tối thứ bảy, và cô không biết liệu mình có làm đúng với bản thân mình hay không.

Nhưng khi bắt đầu quen với nó, nỗi sợ hãi từ hội chứng FOMO bắt đầu tan biến đi và Madeleine đã học được cách thư giãn một mình. Kể từ lúc này, Madeleine chỉ có 1 lựa chọn vào tới thứ bảy, và đó chính là ở nhà. Có khá nhiều người thường tự trách móc bản thân mình khi không làm gì vào tối thứ 6 hoặc ra về khá sớm khi đang tham gia 1 buổi tiệc nào đó. Nhưng đối với Madeleine, cô đã dần học được cách làm đầy năng lượng cho bản thân mình bằng việc đọc sách hoặc xem phim trên Netflix thay vì làm những công việc khác.

Một lịch làm việc không có những hoạt động ngoài lề có thể giúp chúng ta tập trung hơn. Không còn bị xao lãng bởi những việc khác, hoặc bận tâm đối với những việc mà người khác làm, bây giờ chúng ta đã có thể dành dụm được thêm một quãng thời gian khá lớn để làm việc. Thay vì đi uống cà phê với bạn bè vào buổi sáng thứ bảy, bây giờ bạn có thể dành sáng thứ bảy để làm việc khác, như viết lách chẳng hạn.

Thích nghi với sự buồn chán.

Khi Madeleine nhận ra cô có nhiều thời gian hơn cho bản thân mình, cô đã bắt đầu nhận ra những sự thay đổi trong sức khỏe và hạnh phúc của mình. Bắt đầu bằng việc nấu ăn, đi tập gym, đi ngủ sớm hơn mỗi đêm, đọc sách và tận hưỡng những phút giây nghỉ ngơi xuyên xuốt một ngày.

Không phải đi ra ngoài đã giúp cô có thêm được một quãng thời gian khá lớn dành cho bản thân mình

(Credit: Getty Images)

Nỗi sợ bị lãng quên có thể dẫn đến việc bạn làm đầy lịch trình của mình chỉ để cảm thấy “bận rộn” hơn.

Madeleine đã học được cách đón nhận những giây phút “thảnh thơi” không làm gì và tận hưởng cảm giác “cô đơn” bằng việc bắt đầu đi lang thang trên đường phố một mình, ngồi ở quán cà phê mà không có thiết bị điện tử hay nhưng gì liên quan đến công việc và bắt đầu mơ mộng nhiều hơn khi cô không phải cố gắng làm đầy lịch của mình.

Amy Fries, tác giả của cuốn sách “Daydream at Work: Wake Up Your Creative Power” và là biên tập viên của Psychology Today chia sẻ rằng. Những giây phút “không hoạt động rất là cần thiết cho sự sáng tạo, giữ cho “tâm hồn bay bổng” còn có thể giúp chúng ta suy nghĩ ra được cách giải quyết vấn đề. Khi não bạn đang thảnh thơi, nó có thể truy cập vào những vùng nhớ, cảm súc và từng bit dữ liệu trong đầu một cách dễ dàng hơn.

Trong chính thí nghiêm của mình, Amy Fries hay thường xuyên động não để đưa ra những ý tưởng mới hoặc suy nghĩ về những gì cần làm để cải thiện những dự án mà cô đã có sẵn.

Pedro Diaz, CEO của Workplace Mental Health Institute ở Sydney cho rằng không làm gì cũng khá là vui vẻ so với việc đi ra ngoài và tụ tập với những người khác, và điều này thật sự rất cần thiết để làm đầy năng lượng cho bản thân mình.

Để củng cố quan điểm của ông, đã có 1 nghiên cứu vào năm 2016 với 48 người. Trong thí nghiệm này, trạng thái, cảm súc và sự mệt mỏi của 48 người tham gia sẽ được đo lường trong vòng 12 ngày, kết quả chỉ ra rằng những hoạt động như đi ra ngoài gặp gỡ, tiệc tùng, và nói chuyện với những người khác thường giúp ta có trạng thái và năng lượng tốt hơn – nhưng ta lại cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều sau 3 tiếng trì hoãn. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu ta chỉ làm việc, học tập.

Sự quan sát này đã đề ra một câu hỏi quan trọng, có lẽ học tập, làm việc, hay vui chơi không làm ta mệt mỏi, mà chính là nghỉ ngơi không đủ. Chúng ta không bao giờ cho rằng việc hoàn toàn ở một mình là nghỉ ngơi cả (ý tôi ở đây là việc hoàn toàn ở một mình chứ không phải là tham gia vào các buổi tiệc tùng hay đi club gì cả) phần lớn chúng ta không biết làm gì để xả stress bản thân mình cũng như như đầu óc và các hệ thần kinh.

Trong xã hội hiện nay, việc bận rộn liên tục thường được xem như là “một huy chương của danh dự” nếu như bạn có ít thời gian cho bản thân mình, người khác sẽ xem bạn như là một người rất là quan trọng hoặc thành đạt.

(Credit: Getty Images)

Những hoạt động như đi ra ngoài gặp gỡ, tiệc tùng, và nói chuyện với những người khác thường giúp ta có trạng thái và năng lượng tốt hơn – nhưng ta lại cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều sau 3 tiếng trì hoãn

Silvia Belleza, là thành viên trong một nhóm nghiên cứu của Đại Học Havard nói rằng: “Khi bạn báo hiệu mọi người biết rằng bạn rất bận rộn, cực kỳ bận rộn !!! mọi người sẽ nghĩ rằng bạn rất quan trọng, không phải vì quần áo bạn bận hoặc số tiền bạn có, mà vì rất khó để rủ bạn tham gia vào những cuộc vui hay để làm gì đó chung với họ”. Silvia đồng thời cho rằng, một lối sống bận rận quá mức đang được xem như là một hình mẫu lý tưởng mà mọi người đang nhắm tới của xã hội hiện nay.

Sự thiệt thòi khi không có bạn bè

Ở một mình có thể giúp chúng ta có tỉnh táo hơn khi suy nghĩ và nạp đầy năng lượng. Nhưng sẽ rất phản tác dụng nếu như chúng ta làm điều này quá thường xuyên.

Đối với những người dành phần lớn thời gian làm việc trong văn phòng, việc tương tác với những người khác cũng rất là quan trọng và những người có nhiều bạn thân ở nơi làm việc có thể làm việc với năng suất tốt hơn người không có đến 7 lần. Tình đồng nghiệp ở văn phòng cũng có thể giúp ta tìm được những người có mục đích chung để có thể giúp đỡ trong công việc và điều này rất cần thiết trong việc thăng chức và kinh doanh.

(Credit: Alamy)

Có lẽ học tập, làm việc, hay vui chơi không dẫn đến mệt mỏi, mà chính là sự nghỉ ngơi

Kết bạn với đồng nghiệp không chỉ xảy ra ở môi trường làm việc, ta có thể làm việc này ở bất cứ nơi đâu. Một tháng không đi ra ngoài và “tương tác” với thế giới sẽ không khiến chúng ta trở nên tự kỷ, hay gặp vấn đề thần kinh. Nhưng nếu giữ như thế dài lâu, chúng ta sẽ có vấn đề về tạo dựng mối quan hệ.

Làm và chơi.

Chúng ta có thể dung hòa giữa thời gian dành cho công việc và thời gian vui chơi với nhau. Đó cũng có thể là chìa khóa dẫn đến thành công.

Ellen Galinsky, đồng sáng lập của Families and Work Institue, đã chỉ ra rằng những người có nhiều mục tiêu trong cuộc sống thường mạnh khỏe và có năng suất công việc tốt hơn. Ellen cho rằng “Nếu như trong đời bạn chỉ có 1 mục tiêu và nếu như có chuyện chẳng lành xảy ra với nó, bạn sẽ rất là đau khổ. Nhưng nếu như ta có thứ gì khác quan trọng không kém, chẳng hạn như là bạn bè, những hoạt động cộng đồng, thể thao. Sớm muộn gì thì ta cũng sẽ cảm thấy tốt hơn”.

Ellen đã học được một điều rằng chúng ta không thể nào “cắt” đi một khía cạnh trong cuộc sống, những mối quan hệ ngoài xã hội sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong công việc, cũng như những biến động trong cuộc sống.

Đối với Ellen, cô ta đã định nghĩa lại thành công trong cuộc đời. Nó không chỉ là công việc, vui chơi, mà đó chính là sự cân bằng giũa 2 thứ trong 1 ngày. Sau đó là khoàng thời gian “tịnh tâm” cho bản thân.

                                                                                                            Hiền Hạo (Theo bbc.com)