6 THÓI QUEN CỦA MỘT NGƯỜI GIỎI GIAO TIẾP MÀ BẠN NÊN HỌC HỎI

Một vài người có kỹ năng giao tiếp tốt, họ có khả năng nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ điều gì. Trong những người khác phải chật vật để có thể duy trì một cuộc nói chuyện dù là rất ngắn. Điểm khác biệt giữa họ không phải ở cách họ chọn chủ đề như thế nào; mà là những kỹ năng mà họ đã rèn luyện để giữ lửa cho câu chuyện.

“Một cuộc hội thoại tốt phải có sự đối đáp qua lại, giống như cách giữ một quả bóng trên không trong một trận tenis vậy” (Anne Green- CEO của CooperKatz & Company) nói. Khi một ai đó nói chuyện với bạn – giống như họ phát một quả bóng, bạn đón lấy và đánh về phía họ, nếu bạn luôn luôn đáp trả thì câu chuyện sẽ được tiếp tục.

Khi một người chơi nhạc được hỏi “bạn chơi loại nhạc nào?” chẳng hạn, nếu câu trả lời “nhiều loại lắm” – Green nói, cuộc trò chuyện sẽ kết thúc. “Một từ khóa sẽ gợi ra câu hỏi tiếp theo và phát triển câu chuyện”. Trong trường hợp này, một câu trả lời thích hợp hơn sẽ là “Tôi chơi được nhiều thể loại lắm, nhưng tôi đã dành những năm đẹp nhất của tuổi 20 để chơi nhạc đồng quê ở Miền Nam, nó là bước đệm vững chắc cho sự nghiệp âm nhạc của tôi ở thành phố New York này”. Câu trả lời này cung cấp cho người đối diện thông tin để họ có thể đặt ra những câu hỏi khác, và giúp cho cuộc nói chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

Nghĩ về cuộc nói chuyện như một trận đấu tenis của ngôn từ sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn, nhưng để trở thành một người giao tiếp giỏi, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn nữa. Dưới đây là 6 kỹ năng cần thiết của một người giỏi giao tiếp mà bạn có thể thực hành mỗi ngày.

  1. Lắng nghe nhiều hơn

“Thật mỉa mai khi để trở thành một người thuyết trình giỏi, kỹ năng nói chuyện không phải là điều quan trọng nhất; mà chính kỹ năng lắng nghe mới giúp bạn được nhớ đến.”. Thật không may, lắng nghe là một kỹ năng mà không nhiều người có được; “hầu hết mọi người đều muốn là người nói chuyện” – Celeste Headlee, Host của chương trình Georgia Public Broadcasting’s On Second Thought cho biết.

Khi tôi nói chuyện, tôi là người kiểm soát. Tôi không muốn nghe bất cứ thứ gì mà mình không thích. Tôi là trung tâm của sự chú ý. Tôi có thể nâng cao giá trị của mình” cô ấy nói như vậy vào buổi tọa đàm TED 2015 chủ đề “10 cách để có cuộc hội thoại tốt hơn”.

Một lý do khác là chúng ta rất dễ bị phân tâm khi lắng nghe. Con người trung bình nói chuyện khoảng 225 từ mỗi phút, nhưng có thể nghe đến 500 từ mỗi phút, Headlee nói. “Vì vậy, tâm trí của chúng ta bận điền vào những 275 từ khác”, cô nói. “Cần nhiều nỗ lực và năng lượng để thực sự quan tâm đến người khác, nhưng nếu bạn không thể làm điều đó, bạn sẽ không có được cuộc trò chuyện.”

  1. Không nói quá nhiều về bản thân

Những người giỏi giao tiếp không can thiệp vào chủ đề khi không cần thiết. Headlee cho rằng: nếu ai đó nói về việc mất một người trong gia đình, đừng bắt đầu nói về thời gian bạn gặp chuyện buồn tương tự.

“Nếu họ đang nói về sự cố họ gặp phải trong công việc, đừng nói với họ về mức độ chán ghét công việc của bạn. Nó không giống nhau”. Cô nói “Nó không bao giờ giống nhau. Tất cả các kinh nghiệm là của cá nhân. Và, quan trọng hơn, nội dung câu chuyện không phải là về bạn. Bạn không cần phải mất thời gian để chứng minh bạn tuyệt vời như thế nào và bao nhiêu khó khăn bạn đã phải chịu đựng. Các cuộc trò chuyện không phải là cơ hội để bạn tự quảng cáo bản thân mình”.

3.Thừa nhận những điều mình không biết

“Một người giỏi giao tiếp không sợ thể hiện những điều mình chưa hiểu” Mark Levy, chủ tịch công ty Xây dựng thương hiệu Levy Innovation và tác giả của cuốn sách Accidental Genius: Using Writing to Generate Your Best Ideas, Insight and Content cho biết. Ông nói có rất nhiều người “tự bắn vào chân mình”, bởi vì họ cố tỏ ra là một người biết tuốt và hoàn hảo, nhưng cho phép người khác thể hiện trong lĩnh vực bạn chưa hiểu biết chính là một cách để ngợi khen họ.

Levy cũng gợi ý câu hỏi khi bạn lúng túng, bạn có thể nói “Tôi không chắc là tôi hiểu ý bạn, bạn có thể giải thích thêm được không?”. Trả lời những câu hỏi như vậy sẽ khiến người nói cảm thấy thích thú, không chỉ bởi vì điều đó chứng minh bạn thật sự chú ý đến lời họ nói, mà còn cho phép họ trình bày lại câu chuyện theo một cách khác thú vị hơn.

  1. Đọc nhiều hơn

Hãy trở là một người thích đọc và chia sẻ những gì bạn đọc được ở tất cả các chủ đề từ văn hóa cho tới kinh doanh, Suzanne Bates, tác giả của All the Leader You Can Be, the Science of Achieving Extraordinary Executive Presence khuyên. “Hãy mạn dạn bỏ qua những chủ đề đơn giản, chọn những nội dung chuyên sâu hơn để làm cho cuộc hội thoại trở nên sinh động”, cô nói, “Hãy hòa hợp với từng người để có thể biết được điều thực sự họ đang có và quan điểm của họ”

Levy cho biết thêm “việc đọc sách cho phép bạn tiếp cận các ý tưởng và những câu chuyện từ nhiều lĩnh vực khác”, ông nói, “khi một doanh nhân muốn nói chuyện, họ thường dựa vào một ý tưởng, ý kiến ​​hay câu chuyện từ thế giới kinh doanh. Sau một thời gian, tất cả chúng tôi đều nghe câu chuyện kinh doanh giống nhau, và chúng tôi bắt đầu chuyển sang chủ đề tâm linh.”

Một người giỏi giao tiếp bắt đầu câu chuyện với sự linh động. Họ có thể đang nói chuyện thoải mái về việc tăng năng suất lao động, rồi chuyển sang nói về thể thao, sự hình thành hố đen vũ trụ hoặc ý tưởng mới trong cuốn sách vừa suất bản của Marc Levy…Đưa ra những ý tưởng khác nhau trong một cuộc nói chuyện giúp mọi người tỉnh táo, hứng thú và đó cũng thật sự là cách để thoát khỏi những khuôn mẫu thông thường.

  1. Lắng nghe bằng đôi mắt

Những người gia tiếp giỏi lắng nghe bằng đôi mắt, họ quan sát ngôn ngữ cơ thể và sự thay đổi cảm súc của người nghe để biết mức độ hào hứng của họ. “Những dấu hiện đó có thể giúp họ chuyển đề tài hoặc cải thiện câu chuyện đúng lúc” Giáo sư Parker Ellen của trường đại học Northeastern University cho biết.

“Nó cũng sẽ trang bị cho mọi người hiểu biết về đối phương, động cơ và mục đích của cuộc trò chuyện”, ông nói, “sự chân thành, hiển nhiên, sẽ cho phép các cá nhân đưa ra ý kiến và đặt ra những câu hỏi chính xác, từ đó xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau”. Điều này rất quan trọng để giúp người đối diện cởi mở hơn và phát triển mối quan hệ.

  1. Bỏ qua các chi tiết

Đã bao giờ bạn phải chật vật nhớ những chi tiết như ngày hoặc tên ai đó… trong một cuộc nói chuyện. “Những thông tin nhỏ nhặt làm rối cuộc nói chuyện, và những câu chuyện hấp dẫn không cần thiết phải xoay quanh các vấn đề như ngày, tháng, năm, và những chi tiết nhỏ nhặt khác, người nghe họ không quan tâm” Headlee nói “họ chỉ quan tâm bạn thích gì, những điểm chung mà bạn có với họ…Vậy nên, hãy vứt chi tiết qua một bên.”

Bến Hà (theo fastcompany.com)