4 lý do tại sao bạn nên xóa bỏ từ “xin lỗi” trong vốn từ của mình

Khi tôi bước vào văn phòng của sếp thì sếp tôi đang tập trung làm việc, tay thì không ngừng gõ bàn phím còn mắt thì dán vào màn hình máy tính. Tôi đã nói “Beck này, ừm… xin lỗi đã làm phiền cô nhưng…”

Tôi sắp lên chuyến tàu DC đông đúc vào giờ cao điểm rồi bị đẩy lên tàu bởi dòng người đầy hối hả. Tôi kẹp chiếc cặp xách giữa hai chân và với tay lên thanh chắn trên đầu, giữ thăng bằng để bắt đầu chuyến đi dài về nhà. Bàn tay của một hành khách sượt qua tay tôi. Một lần nữa, tôi lại xin lỗi.

Tôi xin lỗi ít nhất 15 lần mỗi ngày dù mình có lỗi hay không. Nó đã trở thành một từ quen thuộc trong vốn từ của tôi.

Hỡi những người mắc bệnh xin lỗi kinh niên, tại sao chúng ta lại làm như vậy?

Một giả thuyết phổ biến, giải thích tương đối chính xác cách chúng ta lạm dụng từ “xin lỗi”, đó là chúng ta cho rằng sự bất lịch sự thật là khinh khủng – Đặc biệt đối với phụ nữ – rằng  chúng ta cần phải làm cho mình bớt khiếm nhã trước khi lên tiếng. Chúng ta cũng nói lời xin lỗi để thể hiện sự khiêm tốn và là một cách để tránh hoặc nhanh chóng kết thúc mâu thuẫn.

Sau đây là một số lý do chúng ta nên cân nhắc khi nào, tại sao và làm thế nào để chúng ta nói lời xin lỗi và hoàn toàn xóa bỏ nó ra khỏi vốn từ của chúng ta:

  1. Nó làm giảm giá trị của một lời xin lỗi

Khi chúng ta nói xin lỗi quá dễ dàng và quá thường xuyên hoặc khi chúng tôi xin lỗi khi điều đó không phải là lỗi của chúng tôi, không nằm trong kiểm soát của chúng ta, hoặc sư việc ấy không xứng đáng với lời xin lỗi thì chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa cũng như sức mạnh của một lời xin lỗi chân thành.

Điểm mấu chốt ở đây là nói xin lỗi quá nhiều có thể làm cho lời xin lỗi trở nên tầm  thường, khiến cho những thứ quan trọng có trọng lượng ít hơn. Chúng ta chỉ dùng nó trong những trường hợp thật sự cần thiết mà thôi.

  1. Chúng ta hạ thấp giá trị bản thân khi nói xin lỗi quá thường xuyên

Hầu hết mọi người đánh đồng rằng lời xin lỗi chính là sự khiêm nhường. Chúng ta cứ nghĩ rằng một người kiêu ngạo có thể xúc phạm một ai đó và cứ xin lỗi thế là xong. Tuy nhiên, một điều thú vị là, khi chúng ta nói xin lỗi trong tình huống không phù hợp. Chúng ta khẳng định rằng mọi người có giá trị hơn chính mình. Điều đó có nghĩa là bạn đang hạ thấp lòng tự trọng của mình. Không có gì sai với việc là một người tự tin, tự bảo vệ chính mình khi không chịu trách nhiệm về sai lầm của người khác. Bạn sống và xứng đáng được công nhận như tất cả mọi người bạn gặp. Đừng đánh mất giá trị bản thân. Lần sau ai đó va phải bạn, hãy quên đi lời xin lỗi và thay vào đó là một cái nhìn cảm thông. Nó sẽ có hiệu quả hơn đó.

  1. Xin lỗi được dùng để cải thiện tình huống nhưng nó không giải quyết xung đột

Đây là điều đặc biệt đúng đối với những người không thích đối đầu và sẽ làm bất cứ điều gì chỉ để tránh mâu thuẫn. Chúng ta sẽ nhanh chóng đưa ra “lời xin lỗi” để dập tắt cuộc tranh cãi trước khi nó bắt đầu. Và điều này có thể cần thiết trong một số trường  hợp nhưng đôi khi chúng ta cần phải “cứng rắn”, “mạnh mẽ” để thực sự giải quyết các xung đột.

Nói xin lỗi cũng có thể là một cách bóp méo tình huống. Chúng ta sử dụng nó như một nỗ lực để tránh đề cập tới một chủ đề nhất định hoặc phải đối mặt với các hành động hay sự việc gây rắc rối. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe hoặc thậm chí nói- “Tôi nói tôi xin lỗi rồi, bạn còn muốn cái quái gì từ tôi nữa đây?” Đây là một cách kinh điển khi chúng ta dùng lời xin lỗi “nhạt” (không thành thật) để lấp liếm mâu thuẫn chưa được giải quyết.

  1. Xin lỗi làm cho bạn thực sự – ĐÁNG THƯƠNG!

Một người luôn nói lời xin lỗi, đặc biệt tại nơi làm việc, nhanh chóng sẽ được đánh giá và gắn mác là người đáng thương hại. Điều này tạo cho mọi người ấn tượng rằng bạn là người hay mắc lỗi, không đủ năng lực và đáng thương.

Xin lỗi quá nhiều thực sự có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự nhận thức của bạn. Đó là quy luật của xu hướng tự hoàn thiện. Bạn nói xin lỗi càng nhiều thì bạn càng tin vào điều đó và cuối cùng bạn sẽ trở nên đáng thương.

Thách thức dành cho bạn:

Cố gắng không nói lời xin lỗi trong 24 giờ. Điều đó không có nghĩa là bạn không xin lỗi khi bạn sai phạm. Hãy chịu trách nhiệm và xin lỗi mà không cần dùng đến từ “xin lỗi”.

Dưới đây là một lời vài / cụm từ đó có thể giúp bạn với nỗ lực này:

“Làm phiền bạn nhé”

“Cảm ơn bạn”

“Tôi lấy làm tiếc …”

“Thật không may …”

“Thật là đáng buồn”

Sự im lặng

Thủy Vũ (theo Lifehack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.