10 PHÁT HIỆN TÂM LÍ HỌC PHẢN TRỰC GIÁC NHẤT TỪNG ĐƯỢC CÔNG BỐ

Một trong những điều khó chịu nhất mà bạn có thể nói với một nhà tâm lí học là: “Chẳng phải những thứ đó đều là hiển nhiên hay sao?”. Không hề, như danh sách bên dưới đã chứng minh. Nhưng dù sao đi nữa, những chỉ trích như thế trong ngành này đã thiếu mất một luận điểm quan trọng. Rất nhiều phát hiện về tâm lí học thoạt nhìn có vẻ như là một sự thật hiển nhiên, nhưng chúng ta không thể biết trước khía cạnh nào của trí tuệ nhân loại sẽ chống lại được những cuộc rà soát khoa học gắt gao. Phấn đấu vì một sự thật khách quan thông qua những bài kiểm tra thực nghiệm là những gì mà khoa học hướng đến, dù cho là áp dụng trong phân tử hay trí não đi chăng nữa.

Thật sự mà nói, việc chia sẻ những phát hiện đi ngược lại với kiến thức chung khá là thú vị. Vì thế, để thỏa mãn trí tò mò của bạn (và cũng là để khi có người hỏi bạn những câu hỏi “hiển nhiên), sau đây là 10 phát hiện về tâm lí học khác thường mà bạn không nên bỏ lỡ.

  1. Chủ nghĩa ‘Tự lực” có thể mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích

Nếu bạn là người có lòng tự trọng thấp, bạn có thể sẽ không muốn lẩm nhẩm những câu thần chú tích cực như “Tôi là một người dễ thương”. Một nghiên cứu vào năm 2009 phát hiện ra rằng những người thiếu niềm tin ở bản thân không cảm thấy tốt hơn chút nào khi tự nói những lời đó với mình. Thực tế, họ càng cảm thấy tệ hơn, khả năng là bởi vì những câu nói lặp đi lặp lại đó khiến họ tự động kích hoạt những suy nghĩ mâu thuẫn trong đầu. Một ghi chú liên quan cho thấy có bằng chứng để chứng minh rằng những ảo tưởng tích cực đó cũng có thể gây phản tác dụng. Việc hình dung những mục đích của bạn được cho rằng sẽ gây ra một tâm thế thư giãn thoải mái có thể khiến bạn bỏ qua, lơ là những rào cản, trở ngại giữa bạn và mục tiêu.

  1. Chúng ta không tiếp thu tốt hơn khi được dạy theo phong cách mà chúng ta thích

Một nhận định cực kì phổ biến trong giới các giáo viên, rằng học sinh học tập tốt hơn khi chúng được dạy bằng các phương thức yêu thích như nghe, nhìn hoặc thực hành. Nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng con người không thể hiện tốt hơn khi họ được dạy trong môi trường mà họ nói rằng mình thích. Một cuộc khảo sát năm 2008 về các loại hình dạy học cho hay: “không có đầy đủ cơ sở để đánh giá sự ảnh hưởng của phương pháp học ưa thích đến thực tế giảng dạy kiến thức tổng quát”. Vẫn còn muốn biết thêm? – sau đây là mọi lầm tưởng về phương pháp học bạn cần biết trong 2 phút.

  1. Các tội phạm thể hiện sự hợp tác và hành vi hòa nhập với xã hội (prosocial behavior) trong những trò chơi về kinh tế.

Chúng ta dễ dàng có cái nhìn không tốt về những người từng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu mới đây sử dụng các trò chơi kinh tế để kiểm tra mức độ công bằng và hợp tác cho thấy rằng cái nhìn của chúng ta rất thiển cận. Năm trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát sự thể hiện của các tù nhân trong một trò chơi nổi tiếng “Song đề tù nhân” (hay còn gọi là Thế tiến thoái lưỡng nan của tù nhân) – các tù nhân bị kết án thể hiện sự hợp tác cao hơn những sinh viên đại học trong suốt quá trình chơi. Tương tự, một cuộc nghiên cứu công bố trong năm nay cho thấy rằng mức độ tương tác xã hội của những người có tiền án và những người bình thường là như nhau (ví dụ như họ chia tiền với nhau một cách công bằng).

  1. Kiềm chế sự tức giận thật ra lại tốt cho bạn

Người ta thường nói rằng cơn giận sẽ dịu đi nhanh hơn nếu như chúng ta trút ra ngoài. Thực tế, những người có xu hướng nóng tính, dễ mất bình tinh thường có sức khỏe kém hơn. Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng việc đấm mạnh vào bao cát khi nghĩ tới người làm bạn tức giận chỉ khiến cho bạn càng giận dữ hơn. Cảm xúc này rất phức tạp, và thể hiện cơn giận một cách vừa phải đôi khi sẽ tốt, tuy nhiên sẽ là một sai lầm khi hoàn toàn tin tưởng vào suy nghĩ cũ kĩ cho rằng giải tỏa sự tức giận luôn luôn là một giải pháp tốt.

  1. Chúng ta thường đưa ra các quyết định trong vô thức

Trừ khi bị say hoặc kiệt quệ sức lực, chúng ta thường cảm thấy rằng mình làm chủ những lựa chọn của bản thân và những quyết định ta đưa ra là những quyết định có chủ đích. Cái nhìn trực quan bị thách thức trong một cuộc nghiên cứu về “sự lựa chọn mù quáng”. Trong một nghiên cứu vào năm 2005, những người tham gia chọn ra gương mặt mà họ cảm thấy thu hút nhất từ những cặp hình liên tiếp nhau. Khi các nhà nghiên cứu khéo léo tráo những tấm ảnh được chọn với những tấm bị bỏ qua, người tham gia được hướng dẫn cùng một nhiệm vụ tương tự lúc trước, và rõ ràng họ không nhận ra sự tráo đổi này. Mọi chuyện diễn ra tương tự vào năm 2010 khi người tham gia khảo sát phải chọn giữa những loại mứt khác nhau.

  1. Khác cực chưa chắc hút nhau

Khi nói về các mối quan hệ giữa con người, nhận định cho rằng “những người trái ngược nhau sẽ thu hút nhau” thật ra là sai. Đương nhiên là sẽ có những trường hợp ngoại lệ, nhưng cũng có hàng loạt bằng chứng thể hiện rõ ràng chúng ta đã bị thu hút bởi những người giống bản thân như thế nào, cho dù giống về mặt hình thức, tính cách, sở thích hay niềm tin – hiện tượng này được gọi là “homophily” – khuynh hướng liên hệ những người có cùng tính cách. Hãy nhìn vào 2 ví dụ sau đây, một cuộc nghiên cứu từ năm 2010 phát hiện ra rằng chúng ta thấy những gương mặt mang nét cuốn hút hơn (chúng ta không biết về họ) khi những khuôn mặt đó được kết hợp với mặt của bản thân chúng ta; và một báo cáo từ năm 2011 cho thấy con người có xu hướng chọn ngồi gần những người có vẻ ngoài gần giống chúng ta.

  1. Những chuyên gia về rượu không biết được họ đang ngửi rượu trắng hay rượu đỏ

Những hạn chế về năng lực của các chuyên gia là chủ đề tốn nhiều giấy mực từ trước đến nay (chẳng hạn, những học giả chính trị hầu như chẳng có ích gì trong việc dự đoán kết quả bầu cử), nhưng một trong những ví dụ mà tôi thích nhất lại liên quan đến những người nghiên cứu về rượu. Một cuộc điều tra năm 2001 cho thấy để đánh lừa những thực tập viên nghiên cứu rượu nghĩ rằng rượu trắng có mùi của rượu đỏ, tất cả những gì phải làm là nhuộm cho rượu trắng thành màu đỏ. Nghiên cứu này cũng làm lung lay niềm tin chủ quan cho rằng các giác quan của con người hoạt động độc lập với nhau – trên thực tế, những trải nghiệm liên tục chúng ta có được là nhờ sự hòa trộn của các giác quan, như đã được chứng minh thông qua ví dụ về Hiệu Ứng McGurk.

  1. Sẽ tốt hơn nếu có một vài cá thể tự luyến trong nhóm

Chúng ta thường nghĩ rằng những người tự luyến – những cá thể luôn thổi phồng tài năng và sự quan trọng của bản thân – là những người cần phải tránh. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu được công bố vào năm 2010 phát hiện rằng sự có mặt của họ có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của các công việc làm nhóm. Khi một nhóm gồm 4 người bị thử thách phải đề ra 4 phương pháp giúp cải thiện công ty, đội có màn thể hiện tốt nhất là những đội có 2 thành viên tự luyến trong bảng xếp hạng. Vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của một vài thành phần tự phụ có thể giúp tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong một nhóm.

  1. Phương pháp trị liệu giả dược có tác dụng ngay cả khi người điều trị biết được sự thật

Sức mạnh tuyệt vời của phương pháp điều trị giả dược (một cách điều trị hướng chúng ta tin rằng một loại thuốc trơ có thể mang lại hiệu quả sinh lý đáng kể) thật ra bản thân nó rất phản trực quan. Có lẽ điều gây ngạc nhiên hơn đó là hiệu ứng này vẫn xuất hiện thậm chí người bệnh biết được thuốc đang dùng không có tác dụng gì. Thông tin này được công bố trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện với những người có hội chứng IBS (hội chứng kích thích ruột) vào năm 2010. “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sự can thiệp của thuốc trơ khi được miêu tả một cách cởi mở với những lí do hợp lí sẽ mang lại hiệu ứng giả dược như mong đợi”, những nhà nghiên cứu cho hay.

  1. Đôi khi chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai lại có lợi cho con của họ

Có rất nhiều bằng chứng chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của thai kì căng thẳng. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, bạn sẽ phát hiện ra một số kết quả đáng ngạc nhiên. Ví dụ, một cuộc nghiên cứu năm 2012 đã khám phá mối liên hệ giữa chứng trầm cảm khi mang thai và các biểu hiện ưu việt của trẻ 6 tháng tuổi và trẻ lên 3. Biểu hiện này được thấy rõ nhất khi chứng trầm cảm của người mẹ kéo dài đến tận giai đoạn sau khi sinh. Phát hiện này đồng nhất với “mô hình phản ứng dự đoán – thích nghi” (mô hình này nói rằng những bất lợi gặp phải khi còn trong tử cung có thể mang lại những lợi thế thích nghi nếu các bất lợi này vẫn còn tiếp diễn sau khi trẻ được ra đời).

Hồng Trinh (Theo lifehack.org)