Nghiên cứu cho thấy rằng lớn lên trong một ngôi nhà đầy sách giúp ích rất nhiều cho việc đọc viết và tính toán

Dữ liệu nghiên cứu từ 160.000 người lớn tại 31 quốc gia kết luận rằng một thư viện gia đình cỡ lớn cung cấp cho các học sinh độ tuổi thanh thiếu niên những kỹ năng tương đương với những sinh viên tốt nghiệp đại học mà không đọc sách.

Theo một nghiên cứu mới đây, việc lớn lên trong một ngôi nhà chứa đầy sách có ảnh hưởng lớn đến việc học chữ trong cuộc sống sau này – tuy nhiên một thư viện gia đình cần phải chứa ít nhất 80 quyển sách để đạt hiệu quả này.

Được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Joanna Sikora từ Đại học Quốc gia Úc, các học giả đã phân tích dữ liệu từ hơn 160.000 người lớn đến từ 31 quốc gia khác nhau, những người đã tham gia Chương trình Đánh giá Năng lực Người lớn Quốc tế từ năm 2011 đến năm 2015. Tất cả những người tham gia được hỏi có bao nhiêu quyển sách trong nhà của họ khi họ 16 tuổi – họ được cho biết rằng một mét kệ sách tương đương với khoảng 40 cuốn sách – và trải qua các bài kiểm tra về đọc viết, toán số và công nghệ thông tin (CNTT) để đánh giá khả năng của họ.

Trong khi số lượng sách trung bình trong thư viện gia đình khác nhau giữa các quốc gia – từ 27 quyển ở Thổ Nhĩ Kỳ đến 143 quyển ở Anh và 218 quyển ở Estonia – “tổng ảnh hưởng của kích thước thư viện gia đình đối với việc biết chữ là rất lớn ở khắp mọi nơi”, Sikora và các đồng nghiệp của cô ấy viết trong bài báo, có tiêu đề Văn hóa học thuật: Trong lứa tuổi thanh thiếu niên, sách giúp nâng cao khả năng đọc viết, kỹ năng toán số và công nghệ trong 31 nền xã hội như thế nào. Bài báo vừa được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học Xã hội

“Việc tiếp xúc với sách của thanh thiếu niên là một phần không thể thiếu của các hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy các năng lực nhận thức lâu dài, bao gồm các kỹ năng đọc viết, toán số và CNTT”, các học giả viết. “Việc lớn lên cùng thư viện gia đình giúp tăng các kỹ năng người lớn trong các lĩnh vực này ngoài các lợi ích tích lũy từ giáo dục của cha mẹ hay thành tựu nghề nghiệp hoặc giáo dục của riêng họ”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thanh thiếu niên trong một ngôi nhà gần như không có quyển sách nào có mức độ biết chữ và số học dưới mức trung bình. Việc có khoảng 80 cuốn sách trong các thư viện gia đình của thanh thiếu niên đã làm tăng mức độ lên mức trung bình, trong khi khi kích thước thư viện đạt đến 350 cuốn sách, thì nó không liên quan đến việc tăng tỷ lệ biết chữ. Điều tương tự cũng đúng với các kỹ năng về CNTT, nhưng mức tăng không quá cao.

Theo tờ báo, thanh thiếu niên chỉ có trình độ học vấn thấp hơn bậc trung học cơ sở, nhưng xuất thân từ một ngôi nhà chứa đầy sách, “đã trở nên biết đọc viết, có kiến thức toán học và có năng lực công nghệ ở tuổi trưởng thành tương đương với sinh viên tốt nghiệp đại học mà lớn lên chỉ với một vài cuốn sách”. Các sinh viên tốt nghiệp đại học, những người lớn lên với hầu như không có bất kỳ cuốn sách nào xung quanh họ có trình độ biết đọc viết xấp xỉ trung bình, các nhà nghiên cứu cho biết. Những người nghỉ học tại trường vào khoảng năm thứ chín (13-14 tuổi) cũng tương tự, nhưng chỉ tương tự với những người lớn lên trong môi trường được bao quanh bởi sách. “Vì vậy, các thanh thiếu niên ham đọc sách, biết đọc viết thành thạo tạo ra rất nhiều lợi ích giáo dục”, các tác giả tuyên bố.

Điều tương tự cũng đúng với số học, khiến các học giả cho rằng “việc tiếp xúc với sách ở tuổi vị thành niên bù đắp cho những thiếu sót không chỉ trong việc biết chữ của người lớn mà còn cả về số học: tác động của nó tương đương với cả những năm học thêm.”

Điều tương tự cũng đúng với số học, khiến các học giả cho rằng “việc tiếp xúc với sách ở tuổi vị thành niên bù đắp cho những thiếu sót không chỉ trong việc biết chữ của người lớn mà còn cả về số học: tác động của nó tương đương với cả những năm học thêm.”

Người dịch: Nguyễn Phan Hoài Xuân