7 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá tải và cách khắc phục

Tất cả chúng ta đều có thể bị quá tải. Nguyên nhân có thể do môi trường làm việc không tốt hoặc có thể là khi chúng ta khiếp sợ vì đã dồn hết sức lực vào công việc mìnhyêu thích. Dù thế nào thì những biểu hiện đó cũng đã trở nên rõ ràng. Chúng taphải cân bằng lại và tránh không để điều này xảy ra lần nữa trong tương lai.

Hành vi và thói quen là những thứ có thể khiến bạn bị kiệt sức. Chúng bao gồm cả việc bạn thức khuya để chạy dự án, đồng ý với tất cả mọi yêu cầu hoặc cơ hội, làm việc thêm cho đồng nghiệp, và ít kết nối với gia đình và bạn bè ngoài công việc.

Những ảnh hưởng bên ngoài có thể là do cách lãnh đạo không hiệu quả, mục tiêu không rõ ràng, văn hóa làm việc không tốt, áp lực công việc lớn. Khi những dấu hiệu của sự quá tải bắt đầu, bạn làm mọi thứ chậm chạp một cách khác thường. Và có thể là bạn không còn hiểu chuyện gì đang diễn ra. Hãy luôn nhớ rằng, quá tải có thể dẫn tới những hậu quả khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Hãy tìm tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe nếu bạn gặp phải những vấn đề này.

Dưới dây là một vài dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kiệt sức:

  1.  Làm việc kém hiệu quả và mất tự tin vào bản thân

Giảm năng suất làm việc và thiếu tự tin vào bản thân đều là những dấu hiệu cho thấy bạnđang kiệt sức. Dường như công việc cần tốc độ phải nhanh hơn và có nhiều yêucầu hơn. Khao khát đạt mục tiêu trong sự nghiệp mang tầm vóc thế giới của bạnbị giảm dần và bạn cảm thấy khó có thể đạt được. Khi đó, bạn có thể có biểuhiện nhìn vào không gian một cách vô định hoặc muốn tìm kiếm một công việc mới tốt hơn.

Làm việc kém năng suất có thể trở thành một thói quen và thường khiến một người phải tự hỏirằng việc này tại sao lại có thể trở thành vấn đề trong nơi làm việc đầu tiênđược? Bạn có thể còn nghĩ rằng sếp sẽ sớm gọi bạn để nhắc nhở về hiệu suất làm việc của bạn.

Giải pháp:

Nghĩ về động lực bạn đã có khi bạn được tuyển dụng vào công ty hoặc động lực khi bạn làm việc một cách dễ dàng. Nghĩ về những suy nghĩ và hành động đã giúp bạn làm việc tốt hơn. Khả năng làm việc như ngày xưa vẫn có thể đạt được trở lại.

Lên kế hoạchđể loại bỏ những phiền nhiễu ở nơi làm việc. Ngoài ra, trước khi tới nơi làm việc, hãy chắc chắn là bạn đãđược nghỉ ngơi đầy đủ và loại bỏ hết những tương tác khiến bạn cạn năng lượng.

2.  Bi quan

Nói về công việc tuyệt vời bạn đã từng làm có thể cho thấy một thái độ tiêu cực. Liên tụcphàn nàn về những công việc nhỏ từng không phải khó khăn trong quá khứ chính làmột biểu hiện của suy nghĩ bi quan. Đồng nghiệp của bạn có thể chỉ ra rằng bạn đang ngàycàng có thái độ tiêu cực với cuộc sống.

Cái nhìn của bạn về cuộc sống, đặc biệt là công việc đều mang tính tiêu cực. Rất khó để có thể tìm thấy thứ gì đó tích cực.

Giải pháp:

Ngay cả khi đang cảm thấy mệt mỏi, bạn vẫn nên dành thời gian cho những suy nghĩ tích cực. Thay đổi cách bạn nhìn mọi thứ xung quanh. Cơ thể của bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng để khớp với suy nghĩ của bạn.

Vì vậy, những suy nghĩ tiêu cực và những suy nghĩ đánh bại bản thân sẽ cần được trải qua một bước điều chỉnh lại một cách hiệu quả. Mức độ nhận thức cao phải được thiết lập. Tự rèn luyện bản thân với những suy nghĩ tiêu cực có thể là bước đầu tiên.  

Khi bạn thấy bản thân mình có những suy nghĩ tiêu cực, hãy hỏi bản thân “Điều này khiến tôi cảm thấy thế nào?”. Sau đó, bạn hãy xem xét những suy nghĩ đó khiến bạn tới gần mục tiêu hơn hay không.

Nếu nhữngsuy nghĩ ấy không giúp bạn tiến lên, hãy hỏi bản thân rằng những suy nghĩ và cảmxúc đối lập với suy nghĩ tiêu cực ấy là gì? Có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khimới bắt đầu, nhưng hãy duy trì điều đó cho đến khi những suy nghĩ tích cực trởthành suy nghĩ hàng đầu trong tâm trí bạn. 2

3. Cảm thấy chưa làm tròn trách nhiệm

Đôi khi, nơi làm việc thường được biết tới là một môi trường gấp gáp và có áp lực lớn. Cảmgiác giống như bạn là một phần trong nhóm và những đóng góp của bạn quan trọngvới cả nhóm có thể thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Tất cả chúng ta có điểm mạnh hoặc có những quan tâm riêng. Khi tài năng và điểm mạnh của chúng ta được tỏa sáng trong một môi trường nào đó, chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ khi công việc được hoàn thành.

Khi chúng ta luôn bỏ lỡ các cuộc trao đổi, chúng ta sẽ cảm thấy không liên quan và dường như mọi thứ không xảy đến với ta và chúng không đại diện cho chính bản thân ta.

Giải pháp:

Hãy nói chuyện với ai đó cũng có trách nhiệm trong nhóm và bàn bạc với họ về các vấn đề liên quan. Việc bàn luận với một đồng nghiệp đáng tin cậy và hiểu biết trước khi gặp sếp sẽ giúp bạn có có thể trao đổi với sếp một cách công bằng và khách quan hơn.

Thiết lập các mục tiêu và thời hạn cùng với sếp hoặc trưởng nhóm sẽ giúp bạn thấy tốt hơn. Hãy theo sát kế hoạch hành động để hướng tới mục tiêu.

Hãy luôn nhớrằng sẽ có nhiều mức độ thỏa hiệp nhưng việc giúp sếp nhận ra quan điểm và cảmnhận của bạn là bước đi chính trong việc giúp bạn cảm thấy mãn nguyện và cảmthấy mình là một thành viên có đóng góp. trong nhóm.

3. Ngủ không ngon

Việc bạn thức khuya, trở mình liên tục và nghĩ về công việc ngày mai thật sự ảnh hưởngtới chất lượng giấc ngủ của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ một vài giờbạn lỡ giấc ngủ cũng sẽ làm giảm năng suất công việc và giảm năng lực tâm thầncủa bạn. [1]

Giải pháp:

Hãy cố gắngthiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ và cố gắng duy trì thói quen ấy. Hãy chắc chắn rằng không gian phòngngủ của bạn sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn.

Các phươngtiện truyền thông không bao giờ ngủ và cách tốt nhất là sử dụng ít hơn hoặckhông sử dụng các phương tiện truyền thông khoảng một tiếng trước khi đi ngủ.Ánh sáng xanh của màn hình có thể khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ và làm rốiloạn chu kỳ giấc ngủ của bạn.[2] Bạn có thể cài đặt màn hình chuyển sang chế độ ánh sáng nhẹ vào giờ đi ngủ.

4.. Nỗi khiếp sợ

Những suy nghĩ về công việc sẽ đưa bạn vào một vào vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác tiêu cực đối với cơ thể.

Bạn tự hỏitới bao giờ điều này mới kết thúc và cảm giác đau gáy có luôn ở mức đáng sợ hay không.

Cảm giác kinh sợ có thể khiến bạn không muốn làm các hoạt động thường ngày chỉ để suy nghĩ về việc quay trở lại công việc. Cảm giác kinh sợ đang cướp đi thời gian của bạn.

Giải pháp:

Phát triển một thói quen thư giãn và thực hành thói quen hít thở sâu.

Bạn có thể cân nhắc thực hiện bàithể dục hít thở đơn giản mà bạn có thể làm ngay tại nơi làm việc nếu cảm giác sợ hãi và sự quá tải tràn ngập lên bạn. Hãy tới một phòngtrống hoặc phòng vệ sinh, nhắm mắt lại và hít thở sâu 10 cái. Kiểm soát hơi thởcủa bạn ra vào một cách trọn vẹn. Bạn nên chú ý tới thời gian bạn cần trongngày để bước đi và hít thở, và hãy bắt tay vào việc lên lịch cho thói quen này.Mát xa cổ vào giờ đi ngủ hoặc mát xa trị liệu cũng có thể giúp bạn thư giãn vàgiúp bạn chuẩn bị cho công việc tuần tới. Hãy nhớ rằng chăm sóc bản thân là điều cần thiết.

6. Bạn giận cá chém thớt

Bạn thấy bản thân nóng giận và “xả” ra những người thân nhiều hơn bình thường. Khi bạn đangbị kiệt sức, bạn có thể thấy bản thân thiếu kiên nhẫn hơn và gắt gỏng lên với người thân xung quanh bạn.

Bạn biếtngười thân xung quanh bạn không đáng để bị đối xử như vậy và bạn muốn kiểm soátcách cư xử của mình để bạn có thể có được sự hỗ trợ từ phía người thương yêu như bạn đã từng có.

Giải pháp:

Bạn cần nhận thức được rằng người thân của bạn có thể không hiểu được môi trường làm việc đã ảnh hưởng tới bạn ra sao.

Thử tưởng tượng xem bản thân bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn là người hứng chịu những phản ứng cáu kỉnh ấy khi bạn không hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Dành thời gian để giãi bày về tình cảnh của bạn với người có thể hỗ trợ bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các dịch vụ về tư vấn tâm lý thông qua công việc của bạnhoặc tự tìm các chuyên gia tâm lý để biết cách bảo vệ các mỗi quan hệ của bạn.

Người thân luôn ở đó để hỗ trợ bạn. Bạn không nên chọn người thân là chuyên gia tâm lý đểhọ biết suy nghĩ và cảm xúc của bạn xem đã ổn hay chưa.

7. Hết năng lượng

Có phải cụm từ dành cho công việc của bạn là “Lấy đi sự sống của tôi” đang lên tiếng?

Sự kiệt quệ về tinh thần rõ ràng cho thấy ảnh hưởng của công việc tới bạn. 

Quá mệt mỏi để có thể làm công việc nhà đơn giản hay tham gia sự kiện mà bạn yêu thích là dấu hiệu của sự kiệt sức.

Giải pháp:

Đặt mục tiêu nhỏ để hành động mỗi ngày trong các việc ưu tiên của bạn. Nếu danh sách việc ưu tiên của bạn bao gồm cả việc giữ cho nơi ở được sạch sẽ hoặc ra ngoài đi chơi với bạn một lần mỗi tuần thì hãy duy trì những kế hoạch đó.

Bạn sẽ thấy tinh thần của mình được cải thiện và bạn sẽ không còn thấy kiệt quệ nữa một khi bạn làm những việc đang giúp bạn tiến tới các mục tiêu và ưu tiên của mình.

Lời cuối:

Sự quá tải có thể làm bạn điên lên. Nó có thể là do các hành vi cá nhân, thói quen hoặc domôi trường làm việc không tốt. Bất cứ nguyên nhân nào khiến bạn kiệt sức cũngđều gây ra các biểu hiện giống nhau.

Hãy nhớ rằng bước đầu tiên là phải xác định điều gì đang diễn ra. Bước tiếp theo là hành động dựa trên những biểu hiệu cụ thể mà bạn đang gặp phải.

Việc lấy lại tinh thần có thể giống như khi bạn đang xác định nguyên nhân khiến bạn mất tinhthần để bạn có thể tiếp tục công việc. Nó cũng có thể đòi hỏi bạn cần có mộtchiến lược giải thoát bản thân khỏi tình cảnh hiện tại để lấy lại sự bình yên trong tâm bạn.

Tham khảo

[1] ^ Neuropsychiatr Dis Treat: Sleep deprivation: Impact on cognitive performance
[2] ^ Sleep Doctor: The latest on blue light and sleep

Vàng Anh (Theo Lifehack.org)