Rolls-Royce, và cách thức dữ liệu thúc đẩy việc sản xuất đi đến thành công

Rolls-Royce là nhà sản xuất các động cơ khổng lồ được sử dụng bởi 500 hãng hàng không và khoảng 150 lực lượng vũ trang. Trong một ngành công nghiệp kỹ thuật cao như thế này, những thất bại và sai lầm có thể gây thiệt hại hàng tỷ đô la – chưa kể đến sinh mệnh của nhiều người. Do đó, điều cốt yếu của công ty là khả năng giám sát “tình trạng sức khoẻ” của sản phẩm của họ để nhận ra các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng thực sự xảy ra. Với tư tưởng đó, Rolls-Royce sử dụng dữ liệu ở ba khu vực chủ chốt của quá trình hoạt động: thiết kế, sản xuất, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

Ở phân đoạn thiết kế, dữ liệu được sử dụng trong mô phỏng sản phẩm để làm mẫu và dự đoán các bộ phận và động cơ sẽ hoạt động như thế nào ở một vài tình huống nhất định. Như giám đốc khoa học của công ty, Paul Stein, đã chia sẻ với tôi:

Chúng tôi có nhiều cụm máy tính công suất lớn được sử dụng trong quá trình thiết kế. Chúng tôi tạo ra hàng chục terabyte dữ liệu trên mỗi mô phỏng động cơ của mình. Sau đó chúng tôi dùng một vài kỹ thuật máy tính phức tạp để xem xét các tập hợp dữ liệu đó và hình dung xem những sản phẩm cụ thể mà chúng tôi thiết kế đó là tốt hay xấu.

Thực ra, cuối cùng họ hi vọng có thể mường tượng ra được cách thức hoạt động của các sản phẩm trong quá trình sử dụng với tất cả các kịch bản tiềm tàng khác nhau, và họ đã gần như thực hiện được điều này.

Các hệ thống sản xuất của công ty đang dần trở nên được liên kết và giao tiếp với nhau theo hướng kết nối IoT trong môi trường công nghiệp. Công ty tạo ra một khối dữ liệu đồ sộ trong các quy trình sản xuất của riêng mình. Ví dụ, tại nhà máy mới của họ ở Singapore, Rolls-Royce đang tạo ra một nửa terabyte dữ liệu sản xuất trên từng cánh quạt riêng lẻ. Nên khi họ sản xuất ra 6.000 cánh quạt trong một năm, đã có rất nhiều dữ liệu được hình thành chỉ từ một bộ phận. Dữ liệu này rất hữu dụng ở nhiều mặt, đặc biệt là kiểm soát giám sát chất lượng của các bộ phận được chế tạo.

Về mặt hỗ trợ sau bán hàng, hệ thống động cơ và chuyển động của Rolls-Royce đều được lắp đặt hàng trăm bộ cảm biến để có thể thu thập lại từng chi tiết nhỏ về quá trình vận hành của chúng và báo cáo về bất kỳ sự thay nào theo thời gian thực đến các kỹ sư ở dưới mặt đất. Công ty sử dụng dữ liệu này để xác định các yếu tố và điều kiện để quyết định xem động cơ nào cần được bảo trì. Trong một vài trường hợp, con người thường can thiệp thủ công để tránh hoặc giảm thiểu bất điều gì có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng, nhưng Rolls-Royce kỳ vọng rằng các thiết bị điện tử sẽ có thể tự chúng thực hiện những can thiệp này.

Với những động cơ máy bay dân dụng đáng tin cậy như Rolls-Royce, tầm quan trọng của sự chuyển hướng này là giữ cho chúng hoạt động ở mức tốt nhất, bằng cách là tiết kiệm nhiên liệu bay và đảm bảo là chúng đáp ứng được lịch trình bay của các hãng hàng không. Bằng việc sử dụng dữ liệu, Rolls-Royce có thể xác định thời gian cần phải bảo dưỡng trước nhiều ngày hoặc nhiều tuần, vì thế các hãng hàng không có thể sắp xếp công việc mà không phải khiến cho bất kỳ khách hàng nào phải hủy chuyến bay. Để hỗ trợ điều này, họ tiến hành phân tích tiếng ồn của các động cơ được gắn trong máy bay thông qua một lượng lớn dữ liệu thu thập được và truyền thẳng các thông tin bất thường về mặt đất để phân tích sâu hơn. Ngay khi kết thúc chuyến bay, các kỹ sư sử dụng toàn bộ dữ liệu chuyến bay để kiểm tra và phát hiện các thông số dựa trên ngưỡng an toàn để cải thiện hiệu suất. Các kỹ sư tìm kiếm các điểm bất thường trong dữ liệu, chẳng hạn như các thông số về áp suất, nhiệt độ và độ rung để xác định khi nào một động cơ cần được bảo dưỡng. Và  trong trường hợp xảy ra sự cố, có được tất cả dữ liệu trong tay có nghĩa là công ty có khả năng xác định mọi thứ đã góp phần tạo ra sự cố. Họ sử dụng những thông tin này để dự đoán khi nào và ở đâu, vấn đề có khả năng lặp lại, và sau đó đưa thông tin này trở lại quá trình thiết kế – mang lại một quy trình tuần hoàn trọn vẹn.

Rolls-Royce là một ví dụ tuyệt vời về công ty sản xuất và chế tạo truyền thống chuyển sang một thời đại mới của việc cải tiến và năng suất hoạt động được kích hoạt bởi dữ liệu. Cuối cùng, dữ liệu và việc phân tích đã giúp Rolls-Royce hợp lý hóa quy trình thiết kế sản phẩm, giảm thời gian phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng cũng như hiệu suất của sản phẩm. Mặc dù không có số liệu thống kê chính xác, công ty cho biết việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này đã giảm thiểu chi phí “một cách đáng kể”. Như Stein cho biết, “Việc số hóa Rolls-Royce không còn là vấn đề cần phải tranh luận nữa; vấn đề không phải là liệu nó có xảy hay không mà là nó sẽ diễn ra nhanh đến mức nào.”

Huỳnh Hữu Tài (Dịch từ Data Strategy)