Phát triển ứng dụng web .Net: Năng động, Dễ thích ứng và Hiệu quả

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay có hàng triệu triệu loại website khác nhau. Website là nơi bạn có thể tìm thấy thông tin tương tác của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó. Tuy nhiên, muốn cho một website hoạt động theo một cách riêng biệt thì bạn cần một giải pháp ứng dụng web. Khi nói đến việc phát triển ứng dụng web, có rất nhiều loại giải pháp khác nhau để lựa chọn. Bạn có thể chọn lọc từ nhiều giải pháp khác nhau tùy thuộc vào việc bạn muốn ứng dụng của bạn vận hành và hoạt động như thế nào.

Một trong những ứng dụng web năng động nhất được sử dụng trong kinh doanh ngày nay là .NET. Microsoft đã bắt đầu phát triển .NET Framework vào cuối những năm 90, với cái tên ban đầu là Next Generation Windows Services (NGWS). Đây là một chiến lược dịch vụ web của Microsoft nhằm kết nối thông tin, con người, các hệ thống và thiết bị lại với nhau thông qua phần mềm .NET; nó tăng hiệu quả cho bất kỳ người sử dụng nào muốn chia sẻ và sử dụng thông tin của họ giữa nhiều trang web, chương trình và máy tính khác nhau.

Vậy .NET là gì?

.NET, hay còn gọi là .NET Framework, là một loại hình phát triển phần mềm trong ngành công nghiệp phát triển kỹ thuật số do Microsoft tạo ra, và chủ yếu chạy trên Microsoft Windows. .NET Framework sử dụng khả năng tương tác ngôn ngữ, khả năng này có thể sử dụng một mã được viết bằng các ngôn ngữ khác trong một bộ thư viện các lớp Framework (FCL). FCL cung cấp giao diện người dùng, kết nối cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng web, khả năng truy cập dữ liệu, các thuật toán, truyền thông mạng và mã hoá. Cùng với các thư viện lớp (class libraries), nhiều mô hình ứng dụng cũng được sử dụng để tạo ra các ứng dụng web. Ở một mức độ nhất định, .NET Framework tự động hỗ trợ Console, Windows Forms, Windows Presentation Foundation, ASP. NET Core và ASP.NET.

Bất kỳ chương trình nào viết bằng .NET cũng sử dụng một môi trường phần mềm được giới lập trình biết đến như CLR (Common Language Runtime). CLR là một máy ảo có thể cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm:

Bảo mật(security): .NET có cơ chế bảo mật của riêng mình, gọi là Bảo mật truy nhập mã (CAS). CAS được xây dựng trên sự rõ ràng có liên quan đến một hợp ngữ cụ thể để quản lý quyền được chấp nhận lấy mã.

Quản lý bộ nhớ (memory management): CLR loại bỏ gánh nặng quản lý bộ nhớ cho nhà phát triển; nó tự mình xử lý việc quản lý bộ nhớ bằng cách phát hiện ra khi nào bộ nhớ có thể được giải phóng một cách an toàn.

Hiệu suất (performance): Sau khi khởi động ứng dụng, .NET Framework biên dịch mã ngôn ngữ trung gian chung thành mã thực thi bằng cách sử dụng trình biên dịch “Just-in-time”, và lưu trữ chương trình thực thi vào Native Image Cache. Nhờ kiểu lưu trữ này, các ứng dụng khởi chạy nhanh hơn, mặc dù lần đầu khởi chạy thường sẽ chậm hơn đôi chút.

Để tạo ra các ứng dụng web năng động, lập trình viên có thể tạo ra phần mềm bằng cách kết hợp mã nguồn riêng của họ với .NET Framework và các thư viện khác. Trên thực tế, tất cả các ứng dụng mới được tạo ra muốn chạy trên Microsoft Windows nên sử dụng .NET. Vì công nghệ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hệ thống máy tính thường đòi hỏi sự tương tác giữa các ứng dụng mới và cũ, vì vậy .NET Framework cung cấp quyền truy cập vào các chức năng hoạt động bên ngoài môi trường .NET trong chương trình mới và cũ.

Phát triển ứng dụng Web .NET

Nếu bạn đã quyết định sử dụng .NET để tạo ra các ứng dụng web, tôi thành thật khuyên bạn nên nhờ tới sự trợ giúp từ một công ty CNTT có thể lập trình cho phần mềm lên một mức độ chuyên nghiệp. Lập trình nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng nó đã được chứng minh là một công việc rất phức tạp. Bằng cách thiết lập quan hệ với một nhà phát triển ứng dụng web .NET, họ có thể lập trình ứng dụng theo yêu cầu của bạn vì họ có kiến thức sâu rộng về phần mềm này. Tất cả những gì bạn cần làm là đưa ra yêu cầu cho các nhà phát triển và sau đó, tất nhiên là sẽ phải trả tiền cho họ, điều này cũng là vì lợi ích về lâu dài. Trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng, hãy tự nghiên cứu về phát triển ứng dụng web .NET để chắc chắn rằng bạn hiểu đầy đủ về quá trình này.

                                                                                  Phi Hải (Theo LifeHack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.