Gặp gỡ doanh nhân trẻ trong ngành ứng dụng công nghệ cao, người đã dành được thỏa thuận như mơ với Apple

Phía sau quầy bar của khách sạn Bốn Mùa ở bang San Francisco vào tháng 3 năm ngoái, phía sau hàng loạt cửa là lối dẫn vào một quán cà phê vắng vẻ, nơi một doanh nhân người Anh gốc Nigeria 25 tuổi tên là Silas Adekunle sắp sửa gặp mặt một giám đốc điều hành cấp cao của Apple.

Anh ấy cười và mở một cái va li to bự. Bên trong là đầy những con robot với nhiều màu sắc thoạt nhìn trông có vẻ như những đồ chơi trẻ con. Khi anh ấy lấy ra một con robot ra và đặt xuống sàn, nó bắt đầu cử động.

Con robot chạy băng qua tấm thảm như con nhiện với 4 cái chân nhọn hoắt, tên của nó là Mekamon. Nó chậm rãi chạy một cách đáng yêu xinh xắn trước khi cúi đầu chào và trình diễn một màn khiêu khích cực kỳ đáng sợ. Adekunle lấy điện thoại ra và hướng nó vào con Mekamon và bây giờ trên màn hình bao quanh Mekamon là những ánh sáng rực rỡ, nó có thể bắn ra tia laze và đang giao chiến với một đối thủ trên màn hình.

Lãnh đạo của văn phòng quan hệ với nhà phát triển, Ron Okamoto, đã khảo sát một cách kỹ lưỡng các robot khác rồi liên tiếp đưa ra các câu hỏi cho Adekunle về động cơ và các khớp nối. Anh ta đã chú ý rằng: “Nó có tính cách đấy.”

Cuộc nói chuyện dự kiến diễn ra 15 phút của họ đã diễn ra trong một giờ đồng hồ. Và cuối cùng, Okamoto nói những từ mà mọi nhà doanh nhân trẻ nào với một đội chỉ có chín người cũng mong muốn được nghe: “Anh cần sắp xếp lịch đến gặp chúng tôi ở Cupertino.”

Một năm sau, Adekunle 26 tuổi, có mặt trong danh sách 30 Under 30 dành cho các công ty công nghệ ở châu Âu mới ra mắt trong tuần này và Adekunle đang trên lộ trình bán được rất nhiều robot Mekamon nhờ hợp đồng phân phối độc quyền mà anh ta ký vào tháng 11 năm 2017 sau khoảng thời gian gặp gỡ các giám đốc điều hành bán lẻ của Apple ở Cupertino.

Nổi bật bởi chất lượng robot của mình và khả năng thể hiện cảm xúc của các robot cùng với cách chúng cử động được hiệu chỉnh một cách tinh tế, kỹ lưỡng, Apple đã định giá robot chiến đấu bốn chân này của anh ta là 300$ một con và cho lên kệ ở gần như tất cả các cửa hàng của Apple ở Hoa Kỳ và nước Anh. Adekunle nói những khách hàng đầu tiên thường là nam giới am hiểu về công nghệ nhưng càng ngày càng tăng những ông bố bà mẹ mua robot cho con cái của họ để làm chúng hứng thú với khoa học.

Anh ấy không hề biết về điều đã diễn ra trong buổi gặp mặt đầu tiên ở khách sạn Bốn Mùa, Apple lúc đó định tung ra sẳn phẩm ARKit, nó là nền tảng rất mới tăng thêm tính thực tế cho công nghệ thực tế tăng cường (AR). AR là công nghệ tiên tiến kết hợp hình ảnh kỹ thuật số với thế giới thực qua màn hình điện thoại đã từng được phổ biến rộng khắp bởi trò chơi Pokemon Go và nó dự kiến sẽ tiến xa hơn về nhận dạng khuôn mặt cùng với dự án công nghệ theo dõi đối tượng trong sản phẩm mới nhất của Apple iPhone X. Mặc dù không có thành tích gì,  nhưng Adekunle và đội của anh ấy đột nhiên thành đối tác với thương hiệu lớn nhất thế giới.

Các robot này có thể đã thay đổi bản chất của việc quản lý kho hàng cho các nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác, giúp mọi người an tâm hơn về các thực thể nhân tạo như Alexa của Amazon. Adekunle mong đợi con nhện robot của anh ấy sẽ trở nên phổ biến, giống như máy hút bụi Roomba của iRobot.

Theo xu thế đó, các nhà phân tích tại công ty dữ liệu quốc tế (IDC) dự đoán rằng trong ba năm tới, thị trường về robot tiêu dùng sẽ tăng gấp đôi. Giám đốc nghiên cứu của IDC ông Jing Bing Zhang nói, các robot thế hệ kế tiếp sẽ không tập trung vào việc xử lý các công việc vật lý mà sẽ tập trung nhiều hơn vào giảng dạy và tương tác nhiều hơn với các thành viên trong gia đình.

Trong một buổi sáng thứ hai gần đây vào tháng 1 năm 2018, Adekunle đang đứng ở hành lang của trụ sở công ty Reach Robotics của mình tại Bristol nước Anh và nhìn chằm chằm vào đống dây kim loại và vỏ nhựa nóng chảy. Đây là mẫu thử nghiệm đầu tiên của anh trong phòng ký túc xá đại học của mình và nó được trưng bày như một sự nhắc nhở rằng công ty của anh ta đã đi xa đến mức nào.

“Một ít vân tay của tôi vẫn còn trên đó” anh ta nói. “Trông thật xấu xí đến ghê tởm.”

Mekamon ngày nay có nhiều lợi thế độc đáo, giống như một sự lai tạo giữa con cua và con nhện, những cũng chả giống 2 con vật đó, vì nó không có đôi mắt hay miệng.

Có một lý do cho điều đó.

Adekunle nói “khi tôi bắt đầu làm về robot, tôi rất yêu các cử động của chúng, mọi người thường quen với các robot dập khuôn và khi ta làm cho chúng trở nên thực tế hơn, mọi người có thể yêu nó hoặc sợ nó.”

Adekunle quyết định rằng robot của anh có thể sử dụng chuyển động để thu hút cảm xúc từ con người. “Tôi yêu các chuyển động,” anh ta nói. Trở lại lần đầu tiên khi anh ấy tìm thấy một mẩu robot trong khi anh ta đang học tại đại học Tây England khoảng năm 2012, một vài thú cưng máy giống như chú chó robot Sony Aibo đã được bày bán tại thời đó. Vấn đề là các món đồ này tốn một đống tiền. Phiên bản Aibo mới nhất của Sony có giá 1700$ thêm cả tiền đặt cọc.

Giá của Mekamon là 300$ một con (hoặc 300 bảng Anh) và các phiên bản về sau sẽ làm cho nó có nhiều tính cách hơn. Christopher Beck đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của Reach Robotics cho biết: “Mekamon sẽ rất tức giận nếu bạn không chơi với nó, và khi nó thắng nó sẽ nhảy múa ăn mừng.”

Cuối năm nay, Mekamon sẽ có thêm tính năng nhạy cảm khi tiếp xúc vật lý, khi chủ sở hữu xoa đầu nó, nó sẽ nhảy múa một cách hạnh phúc ví dụ như lắc từ bên này sang bên kia giống như đuôi của một chú chó. Nhóm của Adekunle lấy cảm hứng này từ hành vi của động vật khi đang nghiên cứu hành vi của một con ngựa lúc nó lo lắng.

Beck nói: “Cảm xúc chính là điểm đặc biệt trong sản phẩm của chúng tôi.”

Ví dụ như, các cử động chuẩn xác, bước chân gọn lẹ, mạnh mẽ lộ ra sự hiếu chiến trong khi một cử động chậm rãi bình tĩnh lên xuống nhịp nhàng tượng trưng như đang thở.

Trụ sở của Reach Robotics nằm ở khu văn phòng giản dị cạnh đường cao tốc M3 của Anh dẫn tới Bristol. Vài chục kỹ sư đang ngồi chăm chú nhìn vào những chiếc iMac trên bàn làm việc không ngăn của họ, và 2 phòng trống gần đây đang dừng hoạt động để tận dụng máy móc thường được dùng như phòng thí nghiệm để nghiên cứu các mẫu mới.

Adekunle đi vào phòng họp mang theo một cái vali. Đó chính là chiếc vali mà anh ta đã dùng để giới thiệu Mekamon tới ngài Ron Okamoto, vài phút sau anh ấy lấy ra 2 con robot mới nhất của mình ra khỏi bọc rồi lắp chân và pin vào cho chúng.

Sau khi pin đã được lắp, 2 con robot bắt đầu thức dậy theo kiểu riêng của chúng. Một con nhấc một chân lên, duỗi ra rồi lắc lư chúng sau đó thì cúi chào. Anh ta nói: “Chúng có thể nhận dạng đối phương, Chúng tôi không hề điều khiển chúng chút nào vào lúc này.”

Trong tương lai, nếu một con Mekamon thắng trong một trận chiến trên nền tảng điện thoại thông minh, nó có thể vênh váo hơn trước một con bị thua nhiều hơn mình.

Từ những thí nghiệm đầu tiên khi còn là một cậu thiếu niên như con robot với cái tay làm từ lon đậu nướng, mắt làm bằng bóng quần vợt, tai làm từ các cuộn giấy, Adekunle đã tiến được một chằng đường rất dài.

Trở lại Nigeria, nơi Adekunle được sinh ra, anh cũng vô tình gây ra tình trạng mất điện trong nhà mình khi còn là 1 cậu bé, khi anh ấy lấy một cục pin và nối nó với các dây điện dự phòng vào ổ cắm điện. Anh ấy nói “thật may là tôi đã không bị điện giật.”

Adekunle khá may mắn khi sinh ra trong một gia đình khá giả, bố của anh là hiệu trưởng của một ngôi trường và mẹ anh là một bà đỡ đẻ. Nhưng anh ấy ít được tiếp xúc với công nghệ điều mà nhiều đứa trẻ ngày nay đều có thể. Anh ấy nhớ rằng có một ngày nọ, một ai đó đã mang một chiếc máy tính để bàn đến trường tiểu học của anh ta và những đứa trẻ nào muốn lại gần nó đều phải trả tiền.

Khi mẹ của Adekunle chuyển đến Anh để làm việc, đó là một khoảng thời gian khó khăn. Không có thư điện tử, gia đình của anh ta chỉ có thể nói chuyện với nhau một tháng một lần qua điện thoại. Nếu như vì một lý do nào đó mà mẹ cậu không thể gọi điện được thì gia đình của Adekunle sẽ đợi ở đầu kia mà chả biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Hai năm sau, khi Adekunle khoảng 10 tuổi, anh ta đi tới nước Anh và bắt đầu học trung học.

Ở nhà, Adekunle vẫn tiếp tục công việc mày mò robot như một kẻ nghiệp dư, học hỏi từ Youtube và tập tành gõ mã lệnh. Sau đó anh ta vào học đại học, anh ấy bắt đầu học lập trình C++ từ đó mở ra một bước ngoặt cuộc đời. Ngay tại đây, anh ta bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu đầu tiên, thứ mà sau này trở thành Mekamon.

Năm 2013, Adekunle gặp Beck người mà đang làm việc cho một tiến sĩ và đã có kinh nghiệm về robot và hỏi liệu rằng có thể giúp anh ta biến Mekamon thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay không?

Beck nhớ lại lúc đó: “Mọi người ai cũng nói rằng nó quá phức tạp và tốn kém sẽ chả có ai mua nó. Các nhà sản xuất đồ chơi những người mà đi theo lối mòn của họ thì nói rằng: ‘Các anh phải làm cho nó rẻ nhất có thể, để mọi người chơi với nó trong năm phút rồi đập nát nó.’”

Nhưng Adekunle và Beck lại tin rằng, có một thị trường nơi dành cho các sản phẩm phức tạp hơn nơi dành cho một robot có 12 động cơ trong khi hầu hết các đồ chơi không vượt quá 5.

Beck nói: “nhìn những robot đó mà xem, chúng có thể trở nên nổi tiếng hoặc bị lãng quên, điều hài hước này sẽ xảy ra vào tháng đầu tiên. Không bao giờ có điểm chung giữa những robot đồ chơi và các sản phẩm cao cấp có giá hàng ngàn đô thứ mà nhắm vào những người yêu thích công nghệ.”

Anh ta nói thêm, chả có ai dám làm điều khác biệt. Beck nói: “Có một vài robot có chân nhưng chúng chỉ biết chạy chứ không biết đi. Hoặc chúng đi nhưng trông chả sống động gì cả, chúng tôi đã làm cho con robot này giống như đang sống vậy.”

Adekunle người trước đó đã buông xuôi giờ thì vui mừng nói với Beck rằng nhiều nhà đầu tư tiềm năng sẽ sẵn sàng chi tiền. Cả hai sau đó ngồi xuống sẵn sàng cho cuộc họp trong không khí ấm cúng của một quán cafe.

Về các bước đi sắp tới của mình, Adekunle hy vọng sẽ tăng được thêm vốn quay vòng của mình (vốn đã tăng 10 triệu đô la) và anh cũng đã đạt được một số thỏa thuận cấp phép với các công ty giải trí ở châu Á. Cuối cùng, robot Mekamon đã có cho mình một nhãn hiệu giống như các nhân vật Pokemon.

Một trong những nhà đầu tư của Reach Robotics và cựu giám đốc điều hành của Atari, David Gardner nói: “Châu Á sẽ là một thị trường khổng lồ cho chúng.”

Hiện tại, Reach sẽ tiếp tục kiếm tiền bằng việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cùng thỏa thuận độc quyền với cửa hàng bán lẻ của Apple.

“Quan hệ đối tác với Apple đã thành công,” Adekunle nói, và anh nói thêm rằng anh ta muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ này. Anh nói: “Chúng tôi còn nhiều sản phẩm hơn để đưa ra thị trường. Chúng tôi sẽ sớm đưa ra rất nhiều cải tiến mới.”

      Thanh Tuyền (Theo Forbes.com)